Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ”

Trong tháng 4 vừa qua, hầu hết các tạp chí chuyên về mảng công nghiệp-quốc phòng của Mỹ đều tập trung thảo luận, phân tích kế hoạch của chính quyền Mỹ về việc sẽ khôi phục việc sản xuất máy bay tiêm kích F-22 sau 5 năm ngừng sản xuất.
Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ” - ảnh 1

Tiêm kích F-22 của Mỹ (Nguồn RIA)

Trong số các tạp chí phân tích trên, các chuyên gia của Atlantic Council đã đưa ra những nhận định, phân tích khá kỹ lưỡng về kế hoạch này của giới chức Mỹ.

Theo các chuyên gia này, những người ủng hộ kế hoạch khôi phục sản xuất tiêm kích “Chim ăn thịt” này tin tưởng rằng F-22 là loại tiêm kích đang sở hữu các tính năng tác chiến hiện đại nhất, thậm chí hơn cả máy bay tiêm kích vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua là F-35.

Tuy nhiên, các chuyên gia Atlantic Council cho rằng kể cả F-22 có nhiều tính năng tác chiến ưu việt thì việc khôi phục chương trình sản xuất loại tiêm kích này cũng không khả thi và mang tính chất có thể nói là “điên rồ” xét từ khía cạnh kinh tế.

“Việc khai thác và sử dụng tiêm kích F-22 rất tốn kém và Không quân Mỹ biết rất rõ về vấn đề này. Ngay từ năm 2013, giới quân sự Mỹ đã cho công bố tổng số chi phí cho việc khai thác F-22 trong một giờ đồng hồ. Việc khai thác F-22 tốn kém nhiều chi phí nhất (so với khai thác các dòng máy bay khác”- báo cáo của giới quân sự Mỹ chỉ rõ.

Theo những số liệu do Atlantic Council nắm được, 1 giờ bay của F-22 tiêu tốn 68.362 USD. Trong khi đó, cùng giờ bay tương tự, F-15C tốn 41.921 USD, F-15E Strike Eagle tiêu tốn 32.094 USD, còn F-16 Fighting Falcon chỉ tốn 22.514 USD.

Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ” - ảnh 2

Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ.

Atlantic Council cũng khẳng định rằng, việc bảo dưỡng F-22 thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí cho một giờ bay của tiêm kích thế hệ mới F-35. Một giờ bay của F-35 tốn 42.200 USD và nếu bay trong nhiều giờ đồng hồ thì chi phí trung bình cho một giờ bay chỉ là 32.554 USD.

Mặc dù tốn kém như vậy nhưng xét về các tiêu chí tác chiến, F-22 bị cho là vẫn “không an toàn” trước các vũ khí của Nga. Cụ thể, các tên lửa “không đối không” tầm xa của F-22 tỏ ra kém hiệu quả trước các kỹ thuật gây nhiễu radar mới mà Nga phát triển mang tên DRFM.

Hệ thống DRFM của Nga có khả năng phát ra tín hiệu giống hệt tín hiệu phát ra từ radar máy bay đối phương, từ đó ngăn cản hoạt động của radar đối phương. Hệ thống này còn có thể làm mù các radar nhỏ được trang bị trên các tên lửa “không đối không” như AIM-120 AMRAAM- loại tên lửa vốn là vũ khí tầm xa chính của các máy bay Mỹ và đồng minh, trong đó có F-22.

Xuất phát từ khía cạnh trên, việc sản xuất tiêm kích F-22 đã bị dừng lại từ 5 năm trước. Tuy nhiên, do bối cảnh Không quân Nga và Trung Quốc đang củng cố mạnh mẽ tiềm lực của mình, Quốc hội Mỹ mới lên kế hoạch tái sản xuất F-22.

Chính vì vậy, Atlantic Council cho rằng kế hoạch khôi phục sản xuất F-22 là một ý tưởng tồi tệ và “điên rồ”.

Đức Dũng (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !