Quân đội Ukraine: Con đường từ ‘đỉnh cao’ tới ‘vực thẳm’

Ukraine đã từng có một đội quân hùng mạnh và sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới. Nhưng giờ đây, quân đội nước này đã gần như ‘trắng tay’, thiếu thốn đủ thứ, chỉ có vài nghìn binh sĩ có thể chiến đấu.

Quân đội không thể yếu hơn

Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), cách đây hơn 20 năm, Ukraine từng sở hữu một đội quân đầy tự hào và mạnh mẽ với quân số hơn 750.000 người, chưa kể đến việc nước này từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới.

Nhưng tình trạng tham nhũng tràn lan, những thỏa thuận giải trừ hạt nhân không rõ ràng với các cường quốc và sự xao nhãng của chính phủ, quân đội Ukraine hiện nay chỉ còn là một đội quân nhỏ bé, thiếu thốn. Họ chỉ còn là cái bóng so với lịch sử hào hùng trước đây, cả về số lượng và tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Quân đội Ukraine: Con đường từ ‘đỉnh cao’ tới ‘vực thẳm’ - ảnh 1

Một lính mới của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Theo Ukraine, nước này hiện có quân số 140.000 người, trong đó có 41.000 lục quân. Nhưng theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, chỉ có 6000 lục quân có khả năng chiến đấu. Với tình trạng như vậy, Ukraine không những không bảo vệ được Crimea mà còn không thể nào chống đỡ được với những hành động can thiệp hơn nữa vào đất nước này.

Trong chuyến thăm của các nghị sĩ Mỹ đến Ukraine hồi đầu tháng Ba, các quan chức Ukraine cho biết họ chỉ có vài nghìn binh sĩ có khả năng chiến đấu. Đó cũng là lý do mà Nga gần như không phải làm gì và không phải nổ phát súng nào để chiếm một phần lớn không quân và hầu hết hải quân của Ukraine tại Crimea. Nghị sĩ đảng Dân chủ Dick Durbin của Illinois cho biết, Thủ tướng Ukraine đã thừa nhận rằng “chúng tôi không có thứ gì có thể nổi, chạy hay bay được cả”.

Ông Yarema, Phó Thủ tướng Thứ nhất chịu trách nhiệm về quốc phòng và an ninh Ukraine cho biết, hiện Ukraine chỉ có 4 trong số 25 chiến đấu cơ ở căn cứ không quân tại Crimea là có thể hoạt động được. Theo các quan chức của căn cứ trên, những chiến đấu cơ này đã nhanh chóng bị quân đội Nga vô hiệu hóa bằng cách phá lốp và ném đất đá vào động cơ.

Sự hối hận muộn màng

Nhận ra được sai lầm của mình, nhiều quan chức Ukraine cảnh báo rằng con đường dẫn nước này từ một cường quốc hạt nhân trở thành một quốc gia yếu đuối như hiện nay là bài học cho các quốc gia khác không được lơ là củng cố quốc phòng, đặc biệt là khi đang ở cạnh những nước láng giềng lớn.

Kiev buộc tội cả Nga và phương Tây vì lời hứa hẹn cách đây 20 năm đã khiến nước này nghĩ rằng an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của nó sẽ được đảm bảo.

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ukraine được thừa hưởng hơn 1.200 đầu đạn hạt nhân và hơn 2.500 vũ khí hạt nhân chiến lược. Nhưng nước này đã đồng ý từ bỏ toàn bộ kho vũ khí trên vào năm 1994 để đổi lấy Biên bản ghi nhớ Budapest 1994, được kí kết với Mỹ, Anh và Nga. Trong đó những nước này cam kết đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine.

Các quan chức cho rằng, trong nhiều năm, những lời cam kết đó đã khiến cho Ukraine mất cảnh giác và nghĩ rằng an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của nước này đã có “người khác” bảo vệ.

Tuy nhiên, theo WSJ, Mỹ cho rằng thỏa thuận trên là một thỏa thuận chính trị, chứ không phải là một sự ràng buộc khiến Mỹ phải có hành động bảo vệ Ukraine.

Trong nhiều năm, Ukraine không chỉ cắt giảm đáng kể quy mô quân đội mà còn chi tiêu rất ít cho số quân còn lại. Theo một báo cáo của quân đội Mỹ năm 2007, các lượng lượng vũ trang của Ukraine phải ăn uống rất khổ sở và nước này có ngân sách trung bình cho mỗi một người lính đứng tới vị trí thứ 127 trong số 150 quốc gia.

Các nước phương Tây cho rằng tình trạng trên còn tồi tệ hơn dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych. Trong 4 năm qua, ông này đã giảm chi tiêu cho quân đội để đầu tư hơn cho các lực lượng an ninh của Bộ Nội vụ nhằm chống bạo loạn trong nước.

Ông Yarema nói: “Trong suốt 23 năm qua, chúng tôi gần như không nâng cấp vũ trang. Chúng tôi không có bất cứ loại vũ khí gì hiện đại mà các quốc gia khác đang có”.

Ông cũng cho biết nạn tham nhũng tràn lan trong nhiều năm là một phần nguyên nhân cho tình trạng hiện nay của quân đội. Ông nói thêm, trong 4 năm qua, quân đội đã bị phá hủy rất nhiều. Hầu hết ngân sách để mua vũ khí mới đều bị hai đời bộ trưởng quốc phòng thâm ô.

Chạy nước rút

Cho đến giờ Tổng thống Nga Putin vẫn tuyên bố không có ý định chia cắt Ukraine, nhưng ông đã triển khai một lực lượng quân sự lớn gần biên giới phía đông Ukraine.

Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, kiêm Tư lệnh quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết: “Các lực lượng Nga ở biên giới phía đông Ukraine rất đông và rất sẵn sàng. Những lực lượng này hoàn toàn có khả năng thẳng tiến tới Transnistria, Ukraine”.

Quân đội Ukraine: Con đường từ ‘đỉnh cao’ tới ‘vực thẳm’ - ảnh 2

Một người lính Ukraine tại một căn cứ quân sự ở Crimea.

Theo WSJ, đang phải đối mặt với mối đe dọa từ Nga trong khi kho bạc trống rỗng, chính phủ Ukraine đã phải kêu gọi sự giúp đỡ từ phương Tây và Mỹ, đồng thời mở chiến dịch quyên góp từ cộng đồng địa phương để gấp rút xây dựng lại quân đội.

Ông Yarema đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ giúp đỡ để mua lốp cho trực thăng và ắc quy cho xe quân đội, nhưng vì thời gian chờ đợi lâu nên Ukraine đã quyết định kêu gọi quyên góp từ người dân để mua thiết bị này. Chính phủ đã thiết lập một đường dây nóng cho người dân Ukraine có thể gọi và đóng góp tự động 5 hryvnia (0,5 USD). 

Ukraine cũng đẩy nhanh việc tuyển quân cho lực lượng Vệ binh Quốc gia. Mặc dù việc này không kịp để huy động tới bảo vệ Crimea nhưng lại có thể giúp di chuyển xe quân sự và binh sĩ tới biên giới phía đông và phía bắc Ukraine.

Hiện Ukraine gần như trắng tay, thậm chí nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, trước tình hình đó, chính phủ mới ở Kiev đã phải tăng thêm 610 triệu USD cho quốc phòng bằng cách cắt giảm các chương trình xã hội.

Ukraine cho biết một phần số tiền trên sẽ được dùng cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia mới, hiện đang nhắm mục tiêu tuyển khoảng 20.000 thành viên. Lực lượng này sẽ có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Ukraine và giúp duy trì trật tự xã hội trong nước.

Những người được ưu tiên tuyển là những thanh niên đã từng tham gia biểu tình phản đối chính phủ cũ.

Trong nhiều tuần qua, ông Yarema đã kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ và NATO. Ông muốn giúp thành lập một vùng cấm bay trên 15 lò phản ứng hạt nhân của Ukraine để tạo vùng an toàn cho binh lính Ukraine. Ông cũng kêu gọi phương Tây cấm vận thương mại với Nga và Mỹ điều một tàu khu trục cập cảng Ukraine ở Biển Đen để cảnh báo Nga. Nhưng những nỗ lực này vẫn chưa có kết quả.

Nhà Trắng đã từ chối hỗ trợ về mặt quân sự cho Ukraine. Những nghị sĩ Mỹ phản đối cho rằng vũ khí có thể sẽ bị rơi vào tay Nga vì các lực lượng Ukraine vẫn đang phải huấn luyện thì mới có khả năng chiến đấu. Tuần trước Tổng thống Obama cũng cho biết Mỹ sẽ không dính líu quân sự với Ukraine. Ông nói: “Rõ ràng chúng ta không cần phải khiêu chiến với Nga”.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ John McCain cho hay ông sẽ nỗ lực gấp bội để thuyết phục Nhà Trắng gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông cho biết Ukraine đang yêu cầu rất nhiều loại thiết bị bao gồm cả vũ khí cá nhân và vũ khí chống tăng. Ông McCain giải thích rằng khi hỏi các sĩ quan cao cấp của Ukraine xem họ cần những gì, họ đã trả lời là “Tất cả mọi thứ”.

Ông Yareman cho biết mục tiêu chính của Ukraine hiện nay là tránh nổ ra chiến tranh và xem lại chính sách quân sự vì giờ chính phủ đã nhận ra Mỹ, Anh hiểu về Bản ghi nhớ Budapest khác với cách hiểu của Kiev. Mặc dù vậy, ông này tự tin khẳng định rằng Ukraine có thể giáng đòn chí mạng vào kẻ thù xâm lược. Ông nói: “Hiệu quả của cú giáng này sẽ chỉ được thể hiện trong một cuộc chiến mà tôi hy vọng là nó sẽ không xảy ra”.

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !