Quan điểm mới của ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí Tổng thống Hàn Quốc

Ứng viên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ mong muốn nói chuyện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un để hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, ông Moon còn là người có tư tưởng đối lập với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhiều khả năng ứng cử viên đảng Dân chủ theo đường lối tự do Moon Jae-in sẽ trở thành tân Tổng thống Hàn Quốc sau cuộc bầu cử vào ngày 9/5 tới. Điều đáng nói, ông Moon lại là người có tư tưởng khác xa với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất là trong vấn đề đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Ông Moon còn là người lo sợ chính quyền Mỹ đặt mình vào tình thế đã rồi và buộc phải chấp nhận để Washington triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cũng như phá vỡ tiến trình dân chủ ở Hàn Quốc.

Quan điểm mới của ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí Tổng thống Hàn Quốc - ảnh 1

Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in.

"Tôi không tin là Mỹ có ý định can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc nhưng tôi cũng đã có sự đề phòng", ông Moon Jae-in phát biểu trong bài phỏng vấn với tờ Washington Post.

Nếu giành phần thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, ông Moon sẽ ngay lập tức trở thành Tổng thống Hàn Quốc mà không cần trải qua khoảng thời gian chuyển giao quyền lực. Bởi cựu Tổng thống Park ­Geun-hye đã bị phế truất hồi tháng Ba sau cáo buộc tham nhũng.

Trong khi đó, ông Moon từng nhấn mạnh sẽ xem xét lại quyết định của bà Park về việc triển khai THAAD. Còn hiện tại, Mỹ đang gấp rút cho triển khai THAAD tới nơi lắp đặt. Hành động của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hàn Quốc.

Theo Washington Post, những bộ phận cuối cùng của THAAD đã được chuyển tới vị trí lắp đặt hồi tuần trước và khả năng hệ thống này đã đi vào hoạt động hôm 1/5. Theo Mỹ, THAAD sẽ bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nhưng nhiều người dân Hàn Quốc lại lo sợ sự có mặt của THAAD sẽ khiến họ dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng.

"Chính phủ Hàn Quốc không hề mong muốn Mỹ triển khai THAAD một cách vội vàng trong thời điểm chính trị nhạy cảm như hiện nay nhất là khi cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần. Hành động của Mỹ cũng không hề thông qua chính quyền dân chủ và lắng nghe ý kiến của người dân", ông Moon nói.

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như việc này tái diễn ở Mỹ? Liệu chính phủ Mỹ có thể đưa ra quyết định đơn phương mà không tuân thủ các quy định dân chủ hay không có sự phê chuẩn của Quốc hội?", ông Moon nói thêm. 

Những người ủng hộ ông Moon cũng tỏ ra "lo ngại" về tiến độ lắp đặt THAAD. Trong khi đó, quân đội Mỹ - Hàn khẳng định thời gian triển khai THAAD diễn ra theo kế hoạch và hệ thống này sẽ đi vào hoạt động sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, theo ông Moon, hành động của Mỹ có thể làm xói mòn lòng tin của người dân Hàn Quốc cũng như làm phức tạp thêm tình hình an ninh của quốc gia này.

"Nếu Hàn Quốc có thêm thời gian để cân nhắc triển khai THAAD một cách dân chủ, Mỹ sẽ nhận được thêm lòng tin của người dân Hàn Quốc. Mối quan hệ liên minh giữa hai nước sẽ bền vững hơn", ông Moon chia sẻ.

Nhưng điều khiến người dân Hàn Quốc thực sự bị sốc là việc hồi tuần trước, Tổng thống Trump yêu cầu Seoul chi trả 1 tỷ USD để triển khai THAAD bất chấp thỏa thuận trước đó về việc Hàn Quốc cung cấp địa điểm triển khai còn Mỹ cung cấp thiết bị và điều phối hoạt động. 

Song tuyên bố của ông Trump sẽ giúp ông Moon có thêm cơ hội trở thành Tổng thống Hàn Quốc bởi sự xuất hiện của THAAD đang khiến làn sóng phản đối ở Hàn Quốc gia tăng.

"Liệu Hàn Quốc có phải là thuộc địa của Mỹ và buộc phải trả tiền cho Mỹ dù muốn hay không?", ông Park Hee-ju, nhà hoạt động phản đối THAAD chia sẻ với tờ Hankyoreh.

Ngay cả tờ Chosun Ilbo cũng cho đăng một bài báo với tựa đề: "Tuyên bố của ông Trump đang làm lung lay quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn".  

Sẵn sàng đàm phán với Kim Jong-un

Ông Moon (64 tuổi) vốn là một cựu luật sư và quan chức dưới thời cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Trong những cuộc thăm dò ý kiến gần đây, ông Moon luôn đứng ở vị trí hàng đầu. So với đối thủ Ahn Cheol-soo, ông Moon hiện giành được sự ủng hộ gấp đôi từ dư luận.

Ông Moon còn là người ủng hộ "chính sách ánh sáng mặt trời" với Triều Tiên. Điều này là hoàn toàn khác biệt với cựu Tổng thống Park và Tổng thống Trump.

Quan điểm mới của ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí Tổng thống Hàn Quốc - ảnh 2

Người dân Hàn Quốc phản đối Mỹ triển khai THAAD.

Thậm chí, ông Moon còn muốn tái mở cửa khu công nghiệp chung Hàn – Triều. Ông Moon cho biết ông muốn Hàn Quốc, chứ không phải Mỹ, là người nắm quyền kiểm soát hoạt động của liên minh quân sự trong trường hợp chiến tranh bùng nổ. 

"Tôi tin quan hệ liên minh giữa hai nước là nền tảng quan trọng nhất cho chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia. Hàn Quốc có thể xây dựng an ninh quốc gia là nhờ có Mỹ và hai quốc gia cũng sẽ cùng phối hợp để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, tôi muốn Hàn Quốc có thể nắm vị thế dẫn dắt trong các vấn đề ở bán đảo Triều Tiên", ông Moon nhấn mạnh.

Cũng theo ông Moon, ông sẵn sàng đi bất cứ đâu kể cả tới Bình Nhưỡng, để thảo luận về chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

"Tôi có thể ngồi đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhưng với điều kiện đầu tiên là ông ấy cần phải đảm bảo quyết tâm giải trừ hạt nhân", ông Moon nói thêm.

Trong tuần này, ông Trump cũng nhấn mạnh ông rất "vinh dự" được gặp ông Kim "trong hoàn cảnh thích hợp". Tuyên bố của ông Trump đi ngược lại với quyết định điều động tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tới gần bán đảo Triều Tiên, nhằm ám chỉ Mỹ đã sẵn sàng tấn công quân sự Bình Nhưỡng. 

Theo ông Moon, điểm chung giữa ông này và Tổng thống Trump là đều cho rằng chính sách "kiên nhẫn chiến lược" với Triều Tiên dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama là sự "thất bại". Ông Moon cũng đồng ý với phương pháp hiện thời của Tổng thống Trump là áp đặt lệnh trừng phạt và gia tăng sức ép buộc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán. Trong khi, đây lại chính là những phương thức nằm trong chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của ông Obama. 

Song theo giới chuyên gia, giữa ông Trump và ông Moon còn rất nhiều điểm bất đồng trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn sẽ chưa bị ảnh hưởng.

"Trong hàng chục năm qua, dưới sự dẫn dắt của các Tổng thống theo đảng bảo thủ, Hàn Quốc đã xây dựng mối quan hệ ngày càng gắn bó với Mỹ. Nhưng hiện nay, ông Moon Jae-in lại có quan điểm trái ngược hoàn toàn với các Tổng thống tiền nhiệm. Song theo tôi, quan hệ Mỹ - Hàn sẽ không bị thay đổi nhiều bởi trên hết, hai nước cùng có chung một địch thủ", Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học quốc gia Seoul, ông Kang Won-taek nhận định. 

Minh Thu (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !