Quá nhiều người Nga coi NATO là mối đe dọa an ninh
Theo RT, trong năm 2012, chỉ có 38% người dân Nga tham gia cuộc khảo sát của Gallup cho rằng liên minh quân sự phương Tây này là mối đe dọa an ninh. Trong khi đó, 54% người dân Belarus coi NATO là mối đe dọa. Con số này đã tăng 19% so với 4 năm trước.
![]() |
NATO tổ chức tập trận ở biển Blatic. |
Viện Gallup nhấn mạnh bên cạnh người dân Nga và Belarus, ngày càng nhiều người dân ở Ukraine (35%), Kazakhstan (31%), Kyrgyzstan (30%), Moldova (27%), Armenia (20%) và Tajikistan (34%) coi NATO là mối đe dọa thay vì tổ chức bảo vệ an ninh.
Cụ thể, tại Ukraine, số người dân nước này coi NATO là mối đe dọa đã tăng trong những năm gần đây. Trong năm 2014, thời điểm chiến sự bùng nổ ở miền Đông Ukraine, tỷ lệ người dân Ukraine xem NATO là tổ chức bảo vệ an ninh đạt 36% trong khi tỷ lệ coi là mối đe dọa chỉ là 20%. Tuy nhiên, trong năm 2016, tỷ lệ này đã hoán đổi khi có tới 35% người dân Ukraine coi NATO là mối đe dọa.
"Vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự ở miền Đông sắp kết thúc, nên người dân Ukraine đã mất lòng tin về việc NATO có thể giúp họ thoát khỏi khủng hoảng", Viện Gallup cho hay.
Còn tại khu vực Đông Âu, phần lớn các quốc gia xem NATO là lực lượng bảo vệ an ninh, phần lớn là thành viên của liên minh quân sự này.
Điển hình, 62% người dân Ba Lan coi NATO là "người bảo vệ" sau sự kiện hồi tháng Một, tổ chức này triển khai số lượng lớn binh sĩ Mỹ tới châu Âu kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tỷ lệ ủng hộ NATO ở Lithuania là 57% khi quốc gia này có sự xuất hiện của các binh sĩ Đức, Pháp, Bỉ và nhiều quốc gia khác. Trong khi đó, 52% người Estonia ủng hộ NATO khi có tới 800 binh sĩ NATO hoạt động tại quốc gia này. Còn tỷ lệ ủng hộ NATO ở Romania là 50% khi quốc gia này có khả năng được nhận các chiến đấu cơ Typhoon trong năm nay.
Cuộc điều tra của Viện Gallup được tiến hành thông qua các câu hỏi trên điện thoại trong năm 2016 đối với gần 1.000 đối tượng ngẫu nhiên trên 15 tuổi sinh sống tại những nước nằm trong kết quả phân tích. Riêng tại Nga, Gallup đã thực hiện trên 2.000 người vị thành niên.
Lâu nay, Nga vẫn cáo buộc NATO xây dựng sức mạnh quân sự dọc biên giới nước này đồng thời đe dọa nền hòa bình ở châu Âu. Về phần mình, NATO cho rằng Nga là bên "gây hấn.
Đáp trả trước hành động huy động sức mạnh quân sự của NATO, Nga đã cho triển khai hàng loạt vũ khí hiện đại ở phía tây bao gồm Kaliningrad, khu vực chia sẻ biên giới giữa Ba Lan và Lithuania. Nga còn tổ chức hàng loạt cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong nước.