Qatar có thực hiện “yêu sách 13 điểm” hay không?

Bốn quốc gia Ả Rập cô lập Qatar đã đưa ra danh sách gồm 13 yêu cầu như một tối hậu thư gửi đến nước này. Và có vẻ như quốc gia vùng Vịnh Ba Tư khó lòng chấp nhận được.

Hôm thứ Sáu, Qatar xác nhận đã nhận được yêu sách 13 điểm từ các quốc gia láng giềng và đang nghiên cứu các điều khoản ở trong đó. Bộ trưởng Ngoại giao Qatar cho biết sẽ đưa ra các phản ứng chính thức tới Kuwait – quốc gia đóng vai trò trung gian trong khủng hoảng vùng Vịnh lần này giữa Qatar và các nước Ả Rập khác.

Khó lòng chấp thuận

Qatar có thực hiện “yêu sách 13 điểm” hay không? - ảnh 1

Qatar.

Bình luận về danh sách các điều khoản, Giám đốc Cơ quan Truyền thông của chính phủ Qatar nói với hãng tin CNN, “Sự vây hãm phi pháp này không liên quan gì đến việc chống khủng bố cả, nó hạn chế chủ quyền của Qatar và can thiệp chính sách đối ngoại của chúng tôi”.

Tạp chí Foreign Policy bình luận, Qatar có 10 ngày để tuân thủ. Tuy nhiên, người ta dự đoán Doha sẽ không đồng ý và có vẻ cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở vùng Vịnh sẽ còn kéo dài.

“Đây là vấn đề chủ quyền quốc gia. Bất cứ điều gì được đưa ra trước người dân Qatar mà có vẻ can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước sẽ bị từ chối”, phóng viên hãng tin Al Jazeera Hashem Ahelbarra cho biết, nhấn mạnh danh sách này “chắc chắn sẽ bị Qatar từ chối”.

“Căng thẳng sẽ leo thang và lên đến đỉnh điểm vì những yêu sách này”, ông nói trên một bản tin của Al Jazeera ngay sau khi hãng này công bố danh sách 13 điểm trên mạng internet hôm thứ Sáu.

Đồng minh của Qatar nhanh chóng phủ nhận các yêu sách

 Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik nói trên kênh truyền hình quốc gia NTV cho biết, nước ông không có kế hoạch xem xét lại căn cứ quân sự ở Qatar, vì đó là nơi “đem đến an ninh cho Qatar và khu vực”.

Qatar có thực hiện “yêu sách 13 điểm” hay không? - ảnh 2

Vùng Vịnh Ba Tư.

Khủng hoảng ngoại giao bắt đầu từ ngày 5/6 khi Bahrain, Ai Cập, Ả Rập Xê-út và UAE cùng cắt đứt quan hệ, buộc tội Qatar hỗ trợ tài chính cho khủng bố. Qatar phủ nhận cung tiền hay hỗ trợ khủng bố, mặc dù các quan chức thừa nhận cho phép một số thành viên của các tổ chức cực đoan như Hamas được đàm phán.

Qatar là đồng minh đắc lực của Mỹ trong khu vực bởi nó đóng vai trò trung gian. Qatar cũng là nơi đặt căn cứ không quân chiến lược của Mỹ, là nơi đóng quân của hơn 10.000 binh lính Mỹ. Các quan chức Washington đã yêu cầu các nước nhanh chóng đưa ra thỏa thuận dựa trên lợi ích an ninh khu vực. Tuy vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ phấn khởi với vụ cô lập ngoại giao này.

“Chúng ta không thể để các quốc gia giàu có kinh khủng này tài trợ cho các tổ chức khủng bố Hồi giáo và các loại hình khủng bố khác”, Tổng thống Trump nói khi thăm Iowa hồi tuần trước, lưu ý rằng sau chuyến thăm của ông tới Riyadh tháng trước để gặp gỡ quốc vương Ả Rập Xê-út và đề nghị chấm dứt tài trợ khủng bố.

Tuy vậy, hôm thứ Năm (22/6), Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson – người đã kêu gọi các quốc gia đoàn kết và tập trung chống Nhà nước Hồi giáo (IS) – đã khuyến cáo bất cứ yêu sách nào gửi đến Qatar cũng phải “hợp lý và thực hiện được”.

Thay vào đó, yêu sách đưa ra không hề thực tế và trong đó có rất ít điều khoản các quan chức Qatar có thể chấp nhận được. Hồi đầu tuần trước, Ngoại trưởng Qatar khi trả lời phỏng vấn Times cho biết, chính phủ của ông sẽ không bao giờ thỏa hiệp với các quốc gia Ả Rập trừ phi họ gỡ bỏ lệnh cô lập, điều mà người Qatar cho là đang vi phạm chủ quyền của mình. Ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Thani, Ngoại trưởng Qatar cho biết, “họ không có bất cứ bằng chứng nào” về những cáo buộc chống lại Qatar cả, “không ai nói với chúng tôi trừ người Kuwait. Họ chỉ vứt những cáo buộc lên truyền thông mà thôi”.

Các quốc gia Ả Rập công bố danh sách 59 người và hơn 10 nhóm cực đoan có quan hệ với Qatar. Thế nhưng, Ngoại trưởng Qatar cho biết danh sách này không chính xác và nó còn liệt kê cả các quỹ từ thiện hợp pháp, các nhóm Qatar đã trừng phạt, các phần tử cực đoan đã chết hoặc không còn sống ở Qatar nữa.

Danh sách yêu cầu mới bao gồm những đề xuất buộc Qatar phải từ chối cấp quyền công dân cho 4 nước liên quan đến lệnh phỏng tỏa và trục xuất những người hiện đang sống ở Qatar. Tất cả các nước trừ Ai Cập đã yêu cầu công dân nước mình trở về trong 2 tuần kể từ khi có lệnh phong tỏa. Hồi đầu tuần trước, Bahrain đã vô hiệu hóa thị thực của những người hiện còn sống ở Qatar.

Ngoại trưởng Qatar cho biết các quan chức nước này vẫn đang cố gắng tìm một giải pháp hợp pháp cho các công dân nước ngoài đến từ các nước phong tỏa muốn ở lại, nhưng nhấn mạnh, “Chúng tôi sẽ không bắt bất cứ ai phải rời khỏi đất nước”.

Qatar đang chia sẻ một mỏ khí đốt khổng lồ, rộng lớn với Iran và việc cắt đứt quan hệ sẽ khiến cả hai nền kinh tế bị tổn hại và gặp khó khăn. Thậm chí kể cả khi đồng ý với danh sách này, việc kiểm soát sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng, hàng quý, hàng năm trong thời gian hơn 10 năm tới. 

Chi tiết “yêu sách 13 điểm”

1. Ngừng quan hệ ngoại giao với Iran, đóng cửa các cơ quan đối ngoại của Iran tại Qatar; trục xuất thành viên Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran; cắt đứt các quan hệ hợp tác tình báo và quân sự với Iran. Giao thương với Iran phải tuân thủ lệnh trừng phạt của quốc tế và Mỹ và không làm nguy hại đến an ninh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

2. Ngay lập tức dừng căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng ở Qatar và giảm bớt một nửa các hợp tác quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar. (Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối điều này hôm thứ Sáu (23/6, cho biết không có kế hoạch phải tuân thủ yêu cầu này).

3. Cắt đứt quan hệ với tất cả “các tổ chức tư tưởng, giáo phái và khủng bố”, bao gồm nhóm Anh Em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo, Al Qaeda, Mặt trận Nusra, và Hezbollah. Chính thức tuyên bố những nhóm này là khủng bố dựa trên danh sách khủng bố do Ả Rập Xê-út, Bahrain, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập thiết lập và đồng ý công nhận tất cả các cập nhật trong tương lai.

4. Ngừng tất cả các hình thức hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, nhóm, tổ chức được cho là khủng bố theo danh sách của Ả Rập Xê-út, Bahrain, UAE, Ai Cập, Mỹ và các quốc gia khác.

4. Chỉ điểm những kẻ khủng bố, những kẻ chạy trốn và bị truy nã từ Ả Rập Xê-út, Bahrain, UAE, Ai Cập tới các nước chúng xuất xứ. Đóng băng tài sản và cung cấp thông tin về nơi cư trú, đi lại và tài chính của chúng.

6. Đóng cửa hệ mạng lưới Al Jazeera và các chi nhánh.

7. Chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia chủ quyền. Dừng cấp quyền công dân cho các công dân bị truy nã từ Ả Rập Xê-út, Bahrain, UAE, Ai Cập. Thu hồi quyền công dân Qatar đối với những ai vi phạm nghiêm trọng luật pháp của các nước nói trên.

8. Trả các khoản bồi thường và đền bù cho những thiệt hại về người và tiền của do những chính sách gần đây của Qatar. Tổng số sẽ được xác định sau khi phối hợp với Qatar để làm rõ.

9. Qatar phải điều chỉnh cho phù hợp với các quốc gia Ả Rập và vùng Vịnh khác trong mọi mặt: quân sự, chính trị, xã hội và kinh tế, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế đúng như thỏa thuận đã đạt được với Ả Rập Xê-út năm 2014.

10. Cung cấp tất các các chi tiết cá nhân liên quan đến các thành viên đối lập mà Qatar đã hỗ trợ và chi tiết tất cả các hỗ trợ mà Qatar đã cung cấp trong quá khứ. Ngừng liên lạc với các đảng phái chính trị đối lập ở Ả Rập Xê-út, Bahrain, UAE, Ai Cập. Trao tất cả các hồ sơ chi tiết về các đầu mối liên lạc của Qatar cũng như những hỗ trợ cho các nhóm đối lập.

11. Ngừng tất cả các trang tin mà Qatar đã hỗ trợ tài chính trực tiếp lẫn gián tiếp, bao gồm Arabi21, Rassd, Al Araby Al Jadeed, Mekameleen và Middle East Eye,…

12. Đồng ý với tất cả các yêu cầu trên trong vòng 10 ngày, nếu không danh sách này vô giá trị.

13. Kiểm tra quá trình thực hiện hàng tháng trong năm đầu tiên, hàng quý trong năm thứ hai và hàng năm trong vòng 10 năm tiếp theo.

Phan Sương (Tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !