Phú Thọ: Xúc tiến thương mại là yếu tố then chốt giúp chương trình OCOP đạt hiệu quả

Phú Thọ cho rằng cần xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chương trình OCOP. Theo đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch…

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 ở Phú Thọ triển khai chương trình với phương châm OCOP Phú Thọ nâng tầm giá trị chất lượng nông sản vì lợi ích cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc sản, đặc trưng có lợi thế ở từng địa phương.

Đến hết năm 2020 tỉnh Phú Thọ có 28 danh mục sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, 20 sản phẩn đạt hạng 3 sao; 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông đến các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, coi chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong cộng đồng đặc biệt đối với khu vực nông thôn. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia chương trình củng cố, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng giá trị các sản phẩm tham gia OCOP đáp ứng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy định.

{keywords}
Bưởi Đoan Hùng là một đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ.

Xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chương trình, tỉnh đã tổ chức xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP.

Đồng thời, tổ chức thành công Hội chợ quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh Phú Thọ năm 2020; hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh. Cũng như chỉ đạo thúc đẩy liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị gắn liền với thị trường tiêu thụ, khuyến khích các tổ chức kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất nông sản thực phẩm hàng hóa đặc trưng có tiềm năng lợi thế của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020, còn gặp những khó khăn  như việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP bị gián đoạn do dịch bệnh. Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình mới nên quá trình triển khai còn nhiều lúng túng; hoạt động của Ban chỉ đạo ở một số huyện, xã có các sản phẩm đặc trưng, đặc sản còn thiếu quyết liệt, sát sao; chưa quan tâm, nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP, vì vậy số sản phẩm tham gia và được công nhận chưa nhiều;

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ, phát triển và tiểu chuẩn hóa các sản phẩm theo quy định; các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu sự liên kết trong sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. 

Cùng với đó, nhận thức của các chủ thể kinh tế và người dân chưa đầy đủ, chưa thấy hết vai trò và lợi ích khi tham gia chương trình; còn ỷ nại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Việc tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức nên chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký tham gia nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhãn hiệu còn ít.

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, kịp thời giải quyết những khó khăn, hạn chế nêu trên nhằm triển khai Chương trình OCOP gắn với bảo tồn và phát huy các sản phẩm lợi thế, dịch vụ du lịch nông thôn trong thời gian tới đảm bảo có kết quả và các mục tiêu đề ra, Phú Thọ đã đưa ra nhiều giải pháp.

Đáng chú ý, Phú Thọ cho rằng cần xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chương trình. Theo đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm đặc biệt các sản phẩm đã được xếp hạng đạt chuẩn OCOP gắn với du lịch; ứng dụng thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm, như: Hỗ trợ xây dựng logo, nhãn hiệu sản phẩm; tem nhãn, bao bì sản phẩm; đăng ký mã số mã vạch; tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm (QR code); xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý tốt nhãn hiệu sản phẩm OCOP đã được công nhận của tỉnh.

Trọng tâm của chương trình là phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Đối với các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm mới, thực hiện phát triển sản phẩm theo chu trình OCOP; hỗ trợ các chủ thể định hướng, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm; tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm thành sản phẩm OCOP.

Ưu tiên hỗ trợ, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, phát triển và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu, công bố tiêu chuẩn chất lượng là những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, chủ lực, có thế mạnh theo hướng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, các tổ chức kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất nông sản thực phẩm hàng hóa đặc trưng có tiềm năng lợi thế của địa phương gắn với phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển các làng nghề nông thôn gắn với dịch vụ du lịch như du lịch trang trại sinh thái, du lịch trải nghiệm cảnh quan đồi chè Long Cốc, tìm hiểu về phương thức canh tác, chế biến sản phẩm chè; du lịch văn hóa trải nghiệm giá trị văn hóa hát xoan kết hợp với phát triển các sản phẩm truyền thống làng nghề (sản xuất bánh trưng, mì gạo Hùng Lô…)

Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng OCOP cần tập trung vào hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ thể phát triển thị trường, kênh phân phối sản phẩm OCOP; đồng thời tiếp tục hỗ trợ, nâng cấp, phát triển các sản phẩm OCOP ở hạng sao cao hơn.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách mạnh, phù hợp để thúc đẩy và huy động được nguồn lực xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ thỏa đáng cho phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời khơi dậy, thúc đẩy được tính sáng tạo từ chủ thể, doanh nghiệp, HTX, làng nghề... tham gia Chương trình OCOP.

Thảo Nguyên

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.