Phù mỡ: Hội chứng nhiều bí ẩn

Trong cuộc sống có những căn bệnh lạ mất hàng chục năm mới tìm ra nguyên nhân, trong đó có chứng bệnh mang tên Lipedema (hội chứng phì mỡ hay phù mỡ)...
Phù mỡ: Hội chứng nhiều bí ẩn - ảnh 1

Trong cuộc sống có những căn bệnh lạ mất hàng chục năm mới tìm ra nguyên nhân, trong đó có chứng bệnh mang tên Lipedema (hội chứng phì mỡ hay phù mỡ) làm đôi chân, đùi, mông và cánh tay phát triển quá khổ, không khác gì “chân voi” hay “cột đình”.

Người phụ nữ có chân nặng hơn cơ thể

Theo tờ DailyMail của Anh số ra ngày 12/11 vừa qua, chị Claire Tickle, 38 tuổi, người Anh hiện đang mắc bệnh Lipedema, khiến đôi chân phình to, nặng tới trên 64kg. Claire Tickle cho biết, chị đi khám lần đầu tiên khi 16 tuổi, nhưng sau đó hai chân cứ to dần, cảm giác như có thêm một lớp đàn hồi giống như lò xo ở mắt cá. 

Đáng tiếc, trong hơn 10 năm, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, nên khuyến cáo ăn kiêng vì cho rằng chị bị thừa cân, béo phì, song mọi thứ “đâu vẫn đóng đấy”. Mỗi lần đi khám, bác sĩ đều kết luận tương tự. Mãi đến năm 32 tuổi khi chân đã phát triển quá khổ và qua xét nghiệm tỉ mỉ mới phát hiện chị mắc bệnh Lipoedema. Căn bệnh khiến đôi chân, đùi, mông và cánh tay phát triển quá cỡ.

Do lâm bệnh nhiều năm, chị Claire Tickle gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là việc di chuyển, đi lại, tính mạng nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Đặc biệt, còn phát sinh các biến chứng như đau nhức dai dẳng, không thể chơi đùa cùng con trai 6 tuổi hoặc làm được những công việc bình thường như những người phụ nữ khỏe mạnh. 

Chị Claire Tickle tâm sự: “Sau hơn 10 năm khám bệnh, bác sĩ không chẩn đoán được bệnh nên điều trị không mang kết quả. Hiện tại, đôi chân đã nặng tới 64kg. Sáng ra thức dậy, toàn thân đau nhức, thậm chí còn đau cả khi đang ngủ”. Điều mong ước duy nhất của chị Claire hiện nay là sớm được phẫu thuật, hút mỡ thừa ra để không bị đau đớn nữa.

Lipedema chứa đựng nhiều bí ẩn

Phù mỡ: Hội chứng nhiều bí ẩn - ảnh 2

Chị Claire Tickle xuất hiện trên chương trình This Morning của đài truyền hình ITV

Lipedema là căn bệnh hiếm gặp, rất dễ nhầm với bệnh thừa cân, béo phì và rối loạn lipid máu, được phát hiện thấy lần đầu tiên tại Mỹ năm 1940. Trước thời điểm này không ai biết Lipedema là  bệnh gì, ngay cả tên gọi mỗi nơi một khác. Ví dụ, tại Mỹ gọi là Lipedema, trong khi đó ở Anh và châu Âu lại gọi là Lipoedema hay Lipodema. 

Đây là một dạng rối loạn mạn tính mô mỡ ảnh hưởng đến chân, khiến chân và cánh tay tích lũy nhiều mỡ hơn. Lipedema có 6 đặc tính dễ nhận biết như: (1) mang tính kế thừa; (2) chỉ xảy ra ở phụ nữ; (3) có thể gặp ở mọi đối tượng, bất kể cao, thấp, nặng hay nhẹ cân hoặc béo phì; (4) là dạng bệnh làm tăng tế bào mỡ dư, nhất là từ hông đến mắt cá chân; (5) không giống các chất béo thông thường khác, tế bào mỡ của Lipedema không hề giảm qua ăn uống tiết thực, luyện tập; (6) Hội chứng Lipedema thường ít khi diễn ra ở bàn chân.

Lipedema thường trải qua ba giai đoạn, khởi phát sau tuổi dậy thì, nhưng trầm trọng hơn phải kể đến lúc mang thai, sau mãn kinh, phẫu thuật phụ khoa, nhất là phẫu thuật tử cung, buồng trứng, hay ống dẫn trứng hoặc bất kỳ phẫu thuật nào cần đến gây mê toàn thân. Lipedema cũng có thể do căng thẳng cực đại gây ra khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng như sau khi cái chết đột ngột của người thân trong hoặc sau ly hôn, do cortisol tăng đột biến, gây ra “làn sóng” viêm nhiễm không kiểm soát được. 

Phù mỡ: Hội chứng nhiều bí ẩn - ảnh 3

Bệnh nhân Lipedema ở thể nặng.

Do vậy, Lipedema dễ bị chẩn đoán nhầm và rất ít khi được chẩn đoán sớm nên phần lớn khi phát hiện thấy bệnh là lúc đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Ước tính, tỷ lệ mắc bệnh Lipedema dao động trong phạm vi 11% dân số phụ nữ thế giới sau tuổi dậy thì.

Nguyên nhân hội chứng Lipedema đến nay chưa rõ. Có thể do di truyền, do nội tiết tố estrogen và progesterone thay đổi khi dậy thì nên đối tượng mắc bệnh tập trung ở phụ nữ. Lipedema phát triển rất đa dạng theo nhiều cách, sớm nhất là trước tuổi dậy thì, chủ yếu trên đùi, sau đó tập trung ở nhiều vị trí khác kể cả đầu gối. 

Các triệu chứng điển hình của Lipdemia bao gồm, chân lớn bất thường từ hông đến đầu gối, thậm chí cả vùng bụng. Khi tiến triển, người bệnh trở nên nặng nề, nhất là nhóm thấp lùn. Các tế bào mỡ phát triển gây trở ngại cho mạch bạch huyết, phát sinh chứng phù bạch huyết thứ cấp, chuyên môn gọi là phù bạch huyết lipo, phát sinh đau đớn, nhiễm khuẩn máu và xơ hóa. 

Nếu không kiểm soát, duy trì lối sống lành mạnh, giảm béo thì chứng phù bạch huyết có thể trở nên trầm trọng hơn, nếu nặng, có thể làm cơ thể bất động, không đi lại được.

Do hiếm gặp, chưa rõ nguyên nhân, khó chẩn đoán nên việc điều trị chỉ mới mang tính tình thế, giải quyết chứng phù bạch huyết thứ phát như hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các phương pháp giúp lưu thông bạch huyết và băng bó hoặc mang các thiết bị, quần áo hay trang phục giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tái phát phù bạch huyết, giảm đau do mỡ dư thừa. 

Hiện tại chưa có các liệu pháp tối ưu để chữa trị căn bệnh này, tuy nhiên y học cũng đã thành công trong việc quản lý, cải thiện sức khỏe đôi chân cho người bệnh và ngăn ngừa tái phát. 

Cần khuyến cáo người bệnh giảm lượng natri trong thức ăn, năng luyện tập nhẹ nhàng và điều trị điển hình chứng phù bạch huyết. Giải pháp giảm đau viêm ở chân được thực hiện bằng cách thay đổi thực đơn cho phù hợp và điều chỉnh các yếu tố gây hoại tử khối u (TNF) dạng đối kháng hoặc ức chế TNF trong tuyến mỡ. Phương pháp này đã được công nhận trong cộng đồng y tế châu Âu và Úc.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả điều trị, song việc can thiệp bằng phẫu thuật ở một số quốc gia phát triển như ở Anh, Mỹ, Đức và Hà Lan đã mang lại kết quả, đặc biệt là thủ thuật hút mỡ dưới sự trợ giúp áp lực phun nước. 

Phương pháp này khác với hút mỡ thông thường và được hỗ trợ nhờ gây tê cục bộ. Một trong những ưu điểm của thủ thuật hút mỡ kiểu nói trên là bảo toàn hệ thống bạch huyết trong khi loại bỏ mô mỡ phì ở những vùng bị sưng tấy.

Khắc Nam/Nguồn SKĐS

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !