Phụ huynh bức xúc ký cam kết cho con đi học, Trưởng phòng GD&ĐT nói: Chúng tôi không 'đá bóng', trốn trách nhiệm!

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã nắm được sự việc Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh lồng thêm nội dung là tự nguyện đi học trực tiếp và lấy chữ ký phụ huynh gây hiểu lầm.

Bắt đầu từ ngày 10/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 của 18 huyện, thị xã ở Hà Nội đã trở lại trường học. Mới đây dư luận xôn xao về bản cam kết cho học sinh trở lại trường học của cha mẹ/người giám hộ học sinh tại một trường tiểu học.

Tương tự, một số trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Ba Vì... cũng đã gửi cho phụ huynh bản cam kết cho học sinh trở lại trường học của cha mẹ/người giám hộ học sinh. Trong đó yêu cầu phụ huynh cam kết với một số nội dung như: "Gia đình chúng tôi tự nguyện cho con đến trường để học tập trực tiếp và cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid - 19 tại gia đình, địa phương và tại trường, nơi học tập của con em mình. Nếu vi phạm tôi và gia đình xin chịu hoàn toàn trách nhiệm".

{keywords}
Bản cam kết mà một số nhà trường yêu cầu phụ huynh ký trước khi đưa con trở lại trường học.

Bản cam kết này đã gây xôn xao, thậm chí gây bức xúc trong dư luận. Mọi người cho rằng nhà trường đang đẩy trách nhiệm sang cho học sinh, phụ huynh khi phải ký tự nguyện đi học trực tiếp, phải thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid-19 và nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Chị Nguyễn Hà My - phụ huynh trên địa bàn huyện Thanh Trì thắc mắc rằng: “Việc yêu cầu phụ huynh ký cam kết là không hợp lý vì bản thân phụ huynh không ở trường, với lại nhiều khi học sinh lớp 1 cũng không ý thức được.

Chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở con mình nghiêm túc thực hiện các quy định, khi mở cửa trường học thì nhà trường phải có kịch bản nếu có học sinh là F0 chứ việc yêu cầu phụ huynh ký cam kết là việc làm thừa và gây bức xúc cho phụ huynh".

Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng việc lây nhiễm bệnh tại trường học thì nhà trường và ngành Giáo dục phải chịu trách nhiệm chứ nhà trường không thể tránh né và đổ trách nhiệm cho phụ huynh bằng một bản cam kết được.

{keywords}
Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Ngát - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì chia sẻ: "Khi có chỉ đạo của UBND thành phố và Sở GDĐT Hà Nội về việc cho học sinh quay trở lại trường, Phòng đã yêu cầu nhà trường tổ chức họp phụ huynh thông báo thời gian học và phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn cho học sinh. Đồng thời, tổ chức họp phụ huynh để cha mẹ học sinh phối hợp cùng nhà trường”.

Ông Ngát cũng cho biết đã nắm bắt được sự việc Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh trên địa bàn khi thực hiện đã lồng thêm nội dung là tự nguyện đi học trực tiếp và chữ ký của phụ huynh, học sinh gây hiểu lầm.

“Chúng tôi khẳng định, nhà trường và ngành giáo dục không trốn tránh trách nhiệm, không "đá bóng" sang cho cha mẹ. Kể cả có dịch hay không có dịch thì học sinh đi học an toàn là trách nhiệm của nhà trường.

Cha mẹ có quyền lựa chọn cho con đi học trực tiếp khi cảm thấy an toàn và có thể học online ở nhà. Thế nhưng, ngoài thời gian ở trường, học sinh có an toàn từ nhà đến trường, từ trường về nhà hay không lại phụ thuộc và cha mẹ. Bản cam kết của Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh mục đích là tạo sự phối hợp giữa cha mẹ với nhà trường, mong mọi người không hiểu lầm". 

Đại diện phòng GD&ĐT Thanh Trì cũng cho biết trước việc dư luận xôn xao, phòng này đã yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo để tránh việc phụ huynh hiểu sai.

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trong buổi kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục tại Hải Phòng đã nhấn mạnh tới một trong những yếu tố quan trọng giúp chiến thắng dịch bệnh và đảm bảo an toàn trường học là tư tưởng, tinh thần, thái độ.

Bộ trưởng lưu ý, cần ứng phó với dịch bệnh một cách bình tĩnh, không hoảng hốt và thể hiện rõ sự hiểu biết. Sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng, bởi khi phụ huynh đồng thuận, hiểu biết, phối hợp thì nếu có phát sinh ca bệnh trong trường học cũng phối hợp cùng nhà trường xử lý hiệu quả hơn.

Trong ứng phó với dịch bệnh và xử lý tình huống, Bộ trưởng cho rằng, cần tránh cả hai trường hợp: chủ quan, lơ là hoặc căng thẳng quá mức. Thời gian qua, không ít nơi do căng thẳng quá mức đã đưa ra một số phương pháp đảm bảo an toàn gây bức xúc cho phụ huynh. Động viên tinh thần cho cả thầy và trò là việc cần làm khi mở cửa trường học.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !