Phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên "đang đùa" với cả Trung Quốc và Hàn Quốc

Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hôm 12/2 sẽ càng khiến Hàn Quốc sôi sục ý tưởng triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ và gây khó cho Trung Quốc trong tiến trình thuyết phục Seoul từ bỏ ý định này.

Hôm 12/2, Triều Tiên đã phóng thành công một loại tên lửa đạn đạo mới tầm trung tới xa. Tên lửa này đã bay được khoảng 500 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. 

Phản ứng trước vụ phóng của Bình Nhưỡng, hôm 13/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh phản đối các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên bởi nó đã vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc. 

Phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng đe dọa cho phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong năm nay.

"Tất cả các bên cần kiềm chế và cùng nhau bảo vệ nền hòa bình và ổn định trong khu vực", Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang. 

Mối đe dọa từ lực lượng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên chính là nguyên nhân khiến năm ngoái, Hàn Quốc đồng thuận cho Mỹ triển khai THAAD. Đây là tổ hợp radar hiện đại và tên lửa đánh chặn có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tấn công.

Tuy nhiên, Bắc Kinh lại xem đây là mối đe dọa tới an ninh quốc gia. Thậm chí, Trung Quốc còn tỏ ra tức giận sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye quyết định cho triển khai THAAD đồng thời hối thúc Seoul tái đàm phán về vấn đề này. Sau khi chính quyền của Tổng thống Park đối mặt với bê bối tham nhũng đồng thời bà Park bị truất quyền, Trung Quốc đã phần nào an tâm. 

Song theo chuyên gia Cui Zhiying tại Đại học Tongji ở Thượng Hải, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 12/2 sẽ chỉ khiến kế hoạch triển khai THAAD ở Hàn Quốc diễn ra nhanh hơn. 

Đồng quan điểm với ông Cui, nhà nghiên cứu Lee Kyu-tae tại Đại học Công giáo Kwandong cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ khiến tư tưởng phản đối triển khai THAAD ở Hàn Quốc giảm đi nhiều và giúp kế hoạch này sớm được thông qua. 

Cũng theo ông Lee, Trung Quốc có thể khiến Hàn Quốc cảm thấy không cần triển khai THAAD nếu như Bắc Kinh thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. 

"Song chưa có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên sẽ từ bỏ tham vọng hạt nhân. Lựa chọn duy nhất cho Seoul để bảo vệ mình là cho triển khai THAAD", ông Lee chia sẻ. 

Còn theo giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Hankuk, ông Hwang Jae-ho, kế hoạch ban đầu của Trung Quốc là chờ đợi chính phủ mới của Hàn Quốc đưa ra quyết định. Cũng theo ông Hwang, ngay cả chính phủ mới của Hàn Quốc cũng sẽ chịu áp lực lớn từ những người ủng hộ triển khai THAAD. 

Về phần mình, quyền Tổng thống Hàn Quốc, ông Hwang Kyo-ahn tuyên bố có "hành động trừng phạt thích đáng" sau vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. 

Trung Quốc muốn thử ông Trump?

Trong khi đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin sau khi đích thân chỉ huy công đoạn chuẩn bị vụ phóng tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Pukguksong-2, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ sự hài lòng. Pukguksong-2 là hệ thống vũ khí chiến lược do Triều Tiên tự sản xuất. 

Cũng theo KCNA, tên lửa Pukguksong-2 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn. "Đây là loại tên lửa nguy hiểm và rất khó bị phát hiện trước khi rời bệ phóng", ông Yun Duk-min tại Viện An ninh và Đối ngoại Seoul nhận định. 

Phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên

Thông tin về vụ phóng tên lửa hôm 12/2 của Triều Tiên tràn ngập truyền thông Hàn Quốc.

Đây là lần đầu tiên, Bình Nhưỡng cho phóng tên lửa Pukguksong-2. Trước đó, hồi tháng 8/2016, truyền thông Triều Tiên từng đề cập tới một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm liên quan tới tên lửa Pukguksong-1. Vào thời điểm đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh tên lửa Pukguksong-1 được phóng hướng về phía Nhật Bản. Ngoài ra, đất liền của Mỹ và khu vực Thái Bình Nhưỡng đều nằm trong tầm bắn của Pukguksong-1. 

Một quan chức trong Bộ Tham mưu quân đội Hàn Quốc cho biết khả năng tên lửa Pukguksong-2 được phóng nhờ công nghệ "phóng lạnh". Công nghệ này từng được dùng trong vụ phóng Pukguksong-1 hồi năm ngoái. Theo SCMP, phóng lạnh giúp đơn giản hóa cơ cấu phóng tên lửa và không gây hư hại nặng đến bệ phóng. Hầu hết các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và phóng từ tàu ngầm (SLBM) trên thế giới đều ứng dụng phương pháp phóng lạnh.

Hồi đầu năm nay, Triều Tiên đã đe dọa sẽ cho phóng ICBM có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ. Nhưng cho tới nay loại tên lửa tầm xa nhất mà Triều Tiên cho phóng là tên lửa tầm trung Musudan. Trên lý thuyết, tên lửa này có thể bay tới đảo Guam của Mỹ. Tuy nhiên, các vụ phóng thử của Triều Tiên đều thất bại. Gần nhất là hồi tháng 10, Musudan đã nổ tung trên không chỉ sau một thời gian ngắn rời bệ phóng. 

Hàn Quốc thì cho rằng vụ phóng tên lửa hôm 12/2 của Triều Tiên là nhằm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Vụ phóng của Triều Tiên là nhằm thu hút sự chú ý của thế giới bằng cách phô trương năng lực hạt nhân và tên lửa. Đây cũng là hành động khiêu khích quân sự nhằm thử phản ứng của chính quyền Mỹ mới dưới thời ông Trump", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !