Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết như thế nào?

Ngày Tết, nỗi lo ngộ độc thực phẩm lên cao bởi tâm lý ăn uống, nhậu nhẹt nhiều hơn ngày thường, nhất là ở các vùng quê.
Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết như thế nào? - ảnh 1

Ảnh minh hoạ

Theo các bác sĩ, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên do là thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc...); thực phẩm bị nhiễm các hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất phụ gia...); thực phẩm biến chất do bảo quản quá lâu hoặc bản thân chứa độc như cá nóc, nấm độc, mật cá trắm...

Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu vào dịp Tết. Tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh... luôn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán. Vì vậy, tốt nhất nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết như thế nào? - ảnh 2

Với người lớn bị ngộ độc thực phẩm, nên gây nôn bằng cách uống nhiều nước

Vì vậy biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

Biện pháp là tránh xa các tác nhân gây ngộ độc để bảo vệ sức khoẻ cho cả nhà.

Song song với đó, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn, tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.

Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa sạch, chia thành từng phần thích hợp với từng bữa chế biến để dễ dàng lấy, tránh tình trạng phải chờ rã đông rồi lại cất vào tủ.

Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín ni lông thành từng túi riêng.

Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Với người lớn: Khi thấy các dấu hiện trên, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo cần gây nôn bằng cách uống nhiều nước và móc họng cho thức ăn nhiễm độc tống ra ngoài. Sau đó dùng thuốc điện pha giải bù nước.

Với trẻ nhỏ: Không nên gây nôn để tránh bị hít sặc. Cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng một bên.

Trường hợp bệnh nhân ngưng thở cần sơ cứu kịp thời hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý tiếp.

Trường hợp nhẹ chỉ nôn ói, tiêu chảy, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải nhưng không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thảo độc tố ra ngoài.

Ngộ độc thực phẩm rất dễ đề phòng nếu mọi người chú ý tới các kỹ năng dưới đây:

Nên chọn thực phẩm tươi, sạch; Thực hiện ăn chín, uống chín; Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín;

Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại;

Không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; Rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến.

Khánh Ngọc (tổng hợp)

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !