Philippines bối rối với chiêu “giữ biển bằng dây thừng” của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, cho biết các thuộc cấp của ông đã báo cáo rằng các tàu cá của Trung Quốc đã rời khỏi bãi cạn Scarborough nhưng họ đã cố tình phong tỏa eo biển hình móng ngựa dẫn vào khu vực này bằng một đoạn dây thừng rất dài nối trên một số phao nổi.

Philippines bối rối với chiêu “giữ biển bằng dây thừng” của Trung Quốc

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày thứ Năm (2/8) vừa qua, ông Voltaire Gazmin tiết lộ một báo cáo của lực lượng tuần tra bờ biển Philippines cho biết, ở 2 đầu của lối vào hình móng ngựa đã bị các ngư dân Trung Quốc buộc dây thừng kèm phao báo hiệu nhằm mục đích phong tỏa eo biển này.

Cũng theo lời ông Voltaire Gazmin đến nay Bộ quốc phòng Philippines vẫn đang “nghiên cứu” và chưa biết sẽ ra quyết định xử lý như thế nào đối với đoạn dây thừng này.

“Điều này cho thấy họ đang cố tình ngăn cản chúng tôi tiến ra bãi cạn với lý do đó là khu vực họ đang tuyên bố chủ quyền nhưng tất nhiên, đó là lãnh thổ của Philippines và chúng tôi không thể để họ chiếm”, ông bộ trưởng nói.

Philippines bối rối với chiêu “giữ biển bằng dây thừng” của Trung Quốc

Khu vực bãi cạn Scarborough nhìn từ trên cao.

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Philippines và Trung Quốc đã có những đụng độ khá căng thẳng tại khu vực bãi cạn Scarborough. Đến nay mặc dù vấn đề này vẫn chưa được giải quyết nhưng tại cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa diễn ra tại Cambodia hồi tháng 7, ông Gazmin và Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã nhất trí “giữ đường dây liên lạc giữa 2 bên được thông suốt”.

“Chúng tôi cần đàm phán để tìm ra giải pháp và các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục được tiến hành”, ông Gazmin cho biết trong buổi họp báo.

Hiện Philippines và Việt Nam là 2 quốc gia tích cực nhất trong việc vận động và thúc đẩy sự ra đời của Bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) trong khối ASEAN.

Bộ quy tắc ứng xử này sẽ góp phần ngăn chặn sự “leo thang dẫn tới đối đầu quân sự” trong việc tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.

Trong tuyên bố ra ngày 2/8, Văn phòng phủ Tổng thống Philippines khẳng định, khi nào COC chưa ra đời, tất cả các bên đều không nên tiến hành những hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên trên những vùng có tranh chấp.

Philippines bối rối với chiêu “giữ biển bằng dây thừng” của Trung Quốc

Bộ trưởng Truyền thông Philippines Ricky Carandang cũng lên tiếng cho rằng vấn đề quan trọng nhất và là việc ASEAN phải thực hiện đầu tiên và sớm nhất hiện nay là cho ra đời COC. Ông Carandang cũng yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà họ đã ký với ASEAN hồi năm 2002 đồng thời Bắc Kinh phải tiếp tục theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán hòa bình, ngăn chặn sự leo thang của các mối căng thẳng.

Kể từ các cuộc đụng độ giữa tàu chiến Philippines và tàu Hải giám của Trung Quốc tại khu vực bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, phía Trung Quốc liên tục có những động thái “cứng rắn” nhằm dằn mặt Philippines. Hồi tháng trước, Trung Quốc đã cử khoảng gần 30 tàu đánh cá xâm phạm vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đồng thời trên đường đi đã cố tình đi qua những đảo mà Philippines chiếm giữ với hàm ý đe dọa.

Tự nhận thấy tiềm lực quân sự của mình không thể đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới và ngăn chặn những hành động xâm nhập ngang nhiên của nước này, Philippines đã tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế và yêu cầu được phân xử theo luật biển.

Đến nay, Trung Quốc vẫn rất lo sợ sự tham gia của cộng đồng luật pháp quốc tế và ngoan cố theo đuổi chính sách “giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền theo đàm phán song phương”.

Dù Bắc Kinh đã tuyên bố họ sẽ mở cửa để tham gia thảo luận để xây dựng COC cùng với ASEAN nhưng ông bộ trưởng truyền thông Philippines đã “vạch mặt” Trung Quốc khi chỉ ra rằng “chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ chịu ngồi xuống để tham gia vào dự thảo COC”.

“Chúng tôi kỳ vọng họ sẽ tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận và họ đã nói là sẽ đồng ý nhưng đến bao giờ họ tham gia lại là một dấu hỏi rất lớn”, Bộ trưởng Truyền thông Carandang nói.

Ông Carandang cũng khẳng định Philippines sẽ cung cấp nơi trú ẩn cho bất kỳ ngư dân nào mắc kẹt giữa thời tiết xấu ở quanh những khu vực thuộc chủ quyền của nước này bất chấp các mối căng thẳng vẫn đang lên cao.

“Về tổng thể, vì lý do nhân đạo nếu có ngư dân nào gặp khó khăn chúng tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ để bảo vệ tính mạng, tài sản của họ bất kể đó là ngư dân Trung Quốc, Việt Nam hay Philippines”, ông Carandang phát biểu trong buổi họp báo.

Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tháo gỡ đoạn dây thừng phong tỏa eo biển dẫn vào bãi cạn Scarborough.

Minh Tân

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !