Phe đối lập Đức đề nghị hủy bỏ trừng phạt chống Nga
Phe đối lập Đức đề nghị hủy bỏ trừng phạt chống Nga |
"Đảng chúng tôi sẽ gửi tài liệu lên chính quyền bang Baden - Württemberg, trong đó giải thích rõ sự cần thiết phải gỡ bỏ trừng phạt phạt chống Nga, trong vòng một hoặc hai tuần tài liệu này sẽ cần được xem xét, sau đó tài liệu này sẽ được gửi lên cấp cao hơn", tác giả tài liệu, đại biểu quốc hội địa phương - Udo Stein nhấn mạnh.
Theo ông Udo Stein, các biện pháp hạn chế đối với Liên bang Nga nói riêng đã có một tác động tiêu cực đến Baden-Württemberg, một khu vực có một nền kinh tế phát triển cao. Có hơn 900 công ty đăng ký tại khu vực này, có đặt văn phòng đại diện tại Nga. Liên quan đến chính sách đối ngoại của Berlin, 42.000 công nhân đang có nguy cơ mất việc.
Theo báo “Izvestia – tin tức”, trong số các bang của Đức, Baden-Württemberg có chỉ số xuất khẩu cao nhất. Số tiền thu được từ việc xuất khẩu - 17.000 euro/người/năm, Baden-Württemberg đạt mức cao hơn trung bình toàn quốc - 11.000 euro.
"Biện pháp trừng phạt chống Nga nên được dỡ bỏ, họ (Nga) quay lưng lại với chúng tôi, điều đó gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Nước Nga là một trong những đối tác quan trọng của Baden-Württemberg, quan hệ thương mại hai chiều không nên giảm", ông Stein nói.
Lãnh đạo Đảng "Sự lựa chọn cho Đức" - Marcus Fronmayer trong cuộc trò chuyện với tờ Izvestia nói rằng, một nghị quyết về việc kêu gọi gỡ bỏ trừng phạt chống Nga sẽ được gửi đến quốc hội các bang khác, nơi có đại diện của Đảng.
“Chúng ta có thể không trực tiếp gây ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ liên bang, chính sách đối ngoại do Berlin xác định chứ không phải Stuttgart (thủ phủ của bang Baden-Württemberg)”, ông Marcus Fronmayer nói và nhấn mạnh: “Bằng sáng kiến này, chúng tôi muốn đưa ra một tín hiệu cho chính phủ liên bang về sự cần thiết phải hủy bỏ các biện pháp trừng phạt và trở lại quan hệ bình thường với Nga”.
Trước đó, các nghị sỹ Quốc hội Pháp đã thông qua nghị quyết gỡ bỏ trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên nghị quyết chỉ mang tính khuyến nghị và không bắt buộc chính quyền phải có các hành động cụ thể.
Lãnh đạo Đảng cực hữu Pháp - "Mặt trận Dân tộc" - Marine Le Pen gọi các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga là sự phi lý, và phản đối mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria Novosti, Lenta.