Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi

'Sinh viên Bắc Đại khuyên người ta nên chấp nhận sự tầm thường… cũng giống như giọng điệu của ông chủ Mã (Jack Ma) nói về phúc lợi của chế độ 996 vậy', một dân mạng lên tiếng.

Mới đây, trong lễ tốt nghiệp năm 2022 của trường đại học Bắc Kinh (gọi tắt Bắc Đại, một trong những trường đại học bậc nhất Trung Quốc), bài diễn thuyết của một nữ sinh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, lên hẳn bảng chủ đề “nóng” của nền tảng Weibo.

Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:

Nữ sinh tốt nghiệp trường danh giá muốn làm người tầm thường

Nữ sinh xinh đẹp, đứng đối diện với ống kính và toàn thể sinh viên bên dưới nói:

“Từ nay về sau, chúng ta bắt đầu cuộc đời mới ở những nơi mới. Tôi cũng trở về với cuộc sống của mình. Chúng ta có thể chỉ là những con người tầm thường trong cuộc đời này, nhưng thế thì có làm sao? Còn nhớ đến bác sửa xe và chú bán bánh bao nổi tiếng trên mạng xã hội không? Chỉ cần sở hữu trái tim không tầm thường, chúng ta vẫn có thể làm chủ thế giới của riêng mình. Học cách đối mặt với sự tầm thường, dịu dàng và tôn trọng nó. Ngày qua ngày, đến lúc cần thiết, tầm thường sẽ hóa thành phi thường. Đó là điều Bắc Đại dành cho chúng ta”.

Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:

Bài diễn thuyết này có sức ảnh hưởng rất lớn, đồng thời cũng làm dậy sóng dư luận:

“Sinh viên Bắc Đại khuyên người ta nên chấp nhận sự tầm thường… cũng giống như giọng điệu của ông chủ Mã (Jack Ma) nói về phúc lợi của chế độ 996 vậy” (996 là chế độ giờ làm việc từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày mỗi tuần).

“Có thể đứng ở đó phát biểu, cộng thêm nhan sắc này thì muốn tầm thường cũng không được”.

“Thi vào Bắc Đại thì đã không tầm thường rồi”.

Thật vậy! Thi vào trường đại học bậc nhất Trung Quốc, lại còn được đại diện cả khóa tốt nghiệp lên phát biểu, một người rõ ràng cực kỳ tài giỏi như vậy mà lại xưng mình tầm thường. Vậy người bình thường thì sao?

Nhưng thật ra, nữ sinh này nói sai hay đúng? Không hề sai, thậm chí còn phản ánh được một hiện thực chẳng mấy ai hiểu.

Người trẻ thời nay đã sớm nhìn thấu được xã hội, từ bỏ hoang tưởng viễn vông.

Vào biên chế nhà nước, chấp nhận tầm thường để được "ổn định"

Năm 2022, số sinh viên tốt nghiệp đại học đạt hơn 10 triệu, cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2021, 70% sinh viên tốt nghiệp đại học Thanh Hoa vào biên chế nhà nước và thi công chức.

Qua đó có thể thấy, ngày càng nhiều sinh viên trường danh tiếng tìm việc thuộc biên chế nhà nước. Số lượng sinh viên thi công chức mỗi năm mỗi tăng cao.

Cũng giống như một báo cáo tuyển dụng ở thành phố Đài Châu (Chiết Giang) không lâu trước đây. Nghề “hot” nhất lại là quản lý dịch vụ tang lễ, chỉ tuyển một vị trí duy nhất nhưng đã thu hút 973 ứng viên nộp hồ sơ, cao nhất bảng thống kê.

Đối với một số người, được ghi tên vào biên chế nhà nước luôn chiến thắng cái gọi là nỗi sợ hãi cổ phiếu bất ổn nhưng lời to.

Người trẻ ngày nay muốn ổn định mưu sinh, tìm công việc có thể diện, ngày lễ được phát tiền phát gạo. Cứ thế nhàn hạ sống qua ngày, làm không nhiều nhưng lương bổng vẫn đủ đầy. Thế mới là hạnh phúc.

Bạn không thể trách hay châm biếm, vì họ chỉ sống theo thời cuộc, thỏa hiệp với hiện thực. Suy cho cùng, họ chỉ là người bình thường muốn có cuộc sống yên ổn.

Cũng có thể nữ sinh tốt nghiệp Bắc Đại kia sẽ về quê làm công việc hành chính nhà nước, sống cuộc đời bình dị như bao người...

Ai rồi cũng trở về với sự tầm thường

Mới đây, đoạn clip của một cô gái sinh sau 1990 vừa ăn vừa khóc thu hút đông đảo người quan tâm.

Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:

Cô chia sẻ bản thân tốt nghiệp năm 2020. Công việc đầu tiên là dạy người ta làm thế nào để điều hành một tour du lịch. Nhưng dịch bệnh ập đến, cô thất nghiệp.

Sau đó, cô cố gắng thi lấy chứng chỉ giáo viên, cuối cùng thành công được nhận vào một trung tâm đào tạo trong thành phố. Chưa kịp vui mừng thì trung tâm tiến hành đợt sa thải và cô là người nằm trong số đó.

Không bỏ cuộc, cô ứng tuyển vào công ty kinh doanh. Ban đầu làm ăn rất tốt, nhưng sản phẩm công ty bất ngờ bị điều tra không đạt chuẩn. Cô lại thất nghiệp một lần nữa.

Nghĩ lại khoảng thời gian 2 năm, thất nghiệp 3 lần, cô gái khóc lớn khi đang livestream.

Người trẻ còn nhiều cơ hội, đến khi tuổi tác ngày một lớn hơn, cơ hội cũng ít dần đi. Thế nhưng vẫn phải đóng tiền nhà, tiền xe, tiền cho con cái ăn học, tiền cho bố mẹ dưỡng già… Thất nghiệp quả là quá đáng sợ.

Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người tốt nghiệp đại học danh tiếng chọn hướng đi an toàn hơn. Đó là cố gắng vào biên chế nhà nước, hưởng lương ổn định, phúc lợi đủ đầy.

Sinh viên Bắc Đại hay Thanh Hoa cũng đều là người bình thường. Họ vẫn có quyền lựa chọn sống cuộc đời tầm thường. Đó không có gì là lạ!

Vậy thì bài phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp Bắc Đại kia là sai hay đúng? Cô ấy quay về làm người bình thường là gì bất ổn không?

Như anh shipper biết đánh đàn piano dưới đây, bạn thấy anh ấy bình thường hay phi thường? Hay chú bán thịt heo ngoài chợ biết thổi sáo? Hay bác bảo vệ biết đánh đàn guitar? Hay vô bán thịt ngoài chợ vẫn dành chút thời gian hoàn thành bức tranh kỳ công của mình?

Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:
Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:
Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:
Phát biểu của nữ sinh tốt nghiệp trường đại học danh giá gây tranh cãi:

Bạn nên nhớ rằng, niềm tự hào và quang vinh thật sự chính là biết dung hòa vào cuộc đời bình thường, sống trọn từng phút giây, giữ lấy niềm đam mê bất chấp hoàn cảnh. Phi thường hay siêu phàm, rồi cuối cùng cũng trở về với sự tầm thường, về với đất mẹ vĩnh hằng.

Ra trường làm gì: Nữ sinh ngành du lịch 'bẻ lái' sang công việc trái nghề kiếm 20 triệu/ tháng

Ra trường làm gì: Nữ sinh ngành du lịch 'bẻ lái' sang công việc trái nghề kiếm 20 triệu/ tháng

Nhiều sinh viên mới ra trường sẽ băn khoăn giữa việc về quê phát triển hay ở lại thành phố lớn và tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng. Những quyết định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của mỗi người.

Theo phunuvietnam.vn

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !