Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc

Hôm 9/5, The National Interest (TNI) dẫn lời 2 chuyên gia phân tích quốc phòng Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon của Viện Brookings ở Washington cho hay, Pháp đang quyết xoay sang “trục châu Á” nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Ngày 26/4, Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp thắng Đức và Nhật Bản trong cuộc đua giành hợp đồng đóng hạm đội 12 tàu ngầm cho Australia trị giá 40 tỷ USD. Chiến thắng này chẳng có gì bất ngờ đối với những ai luôn quan sát chính sách của Pháp ở châu Á Thái Bình Dương trong 5 năm qua.

Kể từ khi ông François Hollande lên làm tổng thống năm 2012, Pháp đã bắt đầu kế hoạch xoay sang châu Á nhằm ngăn chặn sự suy giảm của các con số trong ngành thương mại và nâng cao ảnh hưởng tổng thể của Paris trong khu vực trước một Trung Quốc đang trỗi dậy hung hăng.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 1

Tàu ngầm Pháp Barracuda.

Sau mâu thuẫn từ những năm 1990 khi Paris quyết định thử vũ khí hạt nhân trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương,  Pháp và Australia đã bắt đầu mối quan hệ đối tác mới chặt chẽ trong thập kỷ qua.

Cuối tuần qua, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đột xuất quyết định bay tới Australia để ăn mừng chiến thắng của Pháp trong vụ tàu ngầm. Không giống đối thủ cạnh tranh Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật Bản, DCNS hứa hẹn sẽ đóng các bộ phận chính của tàu ngầm ngay tại Úc, tạo ra 2.900 việc làm cho khu vực Adelaide.

Ngoài ra, Paris cũng  đảm bảo một trong những nhà thầu quốc phòng khổng lồ của Mỹ, Lockheed Martin và Raytheon, phụ trách việc trang bị hệ thống chiến đấu cho tàu ngầm.

Việc Pháp giành được hợp đồng trên là một chiến thắng bất ngờ bởi Australia và Nhật Bản có mối quan hệ chiến lược rất chặt chẽ. Nó cũng chứng tỏ được tham vọng lâu dài của Pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiều lợi thế sẵn có.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 2

Một nhà máy đóng tàu của Pháp.

Nhờ những lãnh thổ hải ngoại như New Caledonia, French Polynesia, đảo Clipperton, Wallis và Futuna, Pháp có tiềm năng hàng hải lớn thứ hai thế giới. Pháp cũng là thành viên của nhóm Phối hợp Quốc phòng bốn bên (QUAD) cùng với Mỹ, Australia và New Zealand. QUAD có mục tiêu chính là nhằm phối hợp các nỗ lực an ninh ở Thái Bình Dương.

Theo cả hai chuyên gia Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon, Paris cũng đang muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách phát triển quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Những lãnh thổ hải ngoại khác như quần đảo Mayotte, Réunion, quần đảo Scattered, French Southern cũng đem lại sự hiện diện cho Pháp ở phần phía nam của Ấn Độ Dương. Trong khi đó, các căn cứ quân sự của Pháp ở Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Djibouti đem lại sự hiện diện cho Paris ở các khu vực phía tây bắc của Ấn Độ Dương.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 3

Một xưởng đóng tàu của DCNS Pháp

Điều đó giúp cho Pháp có lợi thế hơn so với các thành viên khác của EU về việc tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Pháp đang là nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị quân sự cho một số quốc gia châu Á bao gồm Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Australia. Trong khoảng từ năm 2008 đến năm 2012, các quốc gia châu Á chiếm 28% doanh số bán thiết bị quốc phòng của Pháp, tăng hơn gấp đôi so với 12% của giai đoạn 1998-2002.

Pháp cũng luôn ủng hộ EU đưa ra một chính sách chung hướng tới châu Á, đặc biệt với những diễn biến hiện nay trên Biển Đông. Cuối tháng Ba vừa qua, với sự hỗ trợ của Pháp, Đức, Anh và các thành viên khác của EU, bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU đã ban hành một tuyên bố chỉ trích hành động của Trung Quốc.

Tuyên bố có đoạn: "EU cam kết duy trì một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như được phản ánh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều này bao gồm duy trì an toàn, an ninh, hợp tác, tự do hàng hải. Mặc dù không phải là một bên có tranh chấp lãnh thổ và không gian hàng hải ở Biển Đông nhưng EU kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, để làm rõ cơ sở khẳng định chủ quyền của mình và theo đuổi chúng theo luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS và phán quyết của tòa án quốc tế".

Dù vậy, TNI cho rằng, điều này không có nghĩa Pháp sẽ bỏ qua mối quan hệ "đối tác toàn cầu" với Trung Quốc. Năm 2014, hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Bắc Kinh và Paris cũng đã tiến hành các cuộc đối thoại song phương thường niên về các vấn đề quốc tế và an ninh. Nhưng với tư cách là một thành viên chủ đạo của EU, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là bên có đóng góp đáng kể đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Pháp đã đưa ra một chính sách châu Á đa chiều.

Ông Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon cùng đánh giá, chính sách hướng “trục châu Á” của Pháp là một tin đáng mừng đối với Washington. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng hung hăng trong khu vực, Mỹ cần có một sự hợp tác của châu Âu để Bắc Kinh buộc phải giảm bớt hoặc dừng ngang ngược ở Biển Đông.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !