'Phao cứu sinh' giúp giảm nguy cơ đột quỵ tái phát

Sau cơn đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua, nguy cơ tái phát trong 5 năm đầu rất cao, lên tới 25%. Thực hiện tốt nguyên tắc dự phòng giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ lên tới 80%.

Hai tháng trước, bố tôi có cơn đột quỵ nhẹ, cấp cứu kịp và điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai, nay đã hồi phục được  80%. Tôi nghe nói người từng có cơn đột quỵ thiếu máu não dễ bị tái phát đúng không thưa bác sĩ, gia đình tôi cần làm gì để giúp bố dự phòng tái phát cơn đột quỵ? (Linh Anh, Hà Nội).

Tiến sĩ Đào Việt Phương, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viên Bạch Mai, trả lời:

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cũng như tàn phế, kéo theo hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 4,4 triệu người tử vong do đột quỵ. Riêng tại Mỹ, mỗi năm ước tính có trên 790.000 bệnh nhân đột quỵ mới, chi phí y tế cho chăm sóc đột quỵ dự kiến tăng từ 71,6 tỉ USD năm 2012 lên tới 184,1 tỉ USD năm 2030.

Sau đột quỵ thiếu máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị trong 5 năm là 25%, chủ yếu tái phát trong giai đoạn sớm: 10% trong tuần đầu, 15% trong 1 tháng và 18% trong 3 tháng. Việc điều trị dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ, lên tới 80%.

Bên cạnh các yếu tố nguy tố nguy cơ đột quỵ não không thay đổi được (như tuổi, giới tính, chủng tộc...), có các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch... Đây chính là "chiếc phao cứu sinh" giúp tác động, giảm tỉ lệ đột quỵ tái phát.

Dự phòng tái phát đột quỵ là các biện pháp tối ưu hóa điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ não, các nguy cơ biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như: nhồi máu cơ tim, tắc mạch hoặc tử vong nguyên nhân mạch máu và ngăn chặn biến chứng.

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ  

Để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và được kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ tốt.

 Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Ảnh: BSCC

Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất của đột quỵ não. Kiểm soát huyết áp tối làm giảm 28% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg và dưới 130/80 mmHg với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.

Đái tháo đường: Tất cả bệnh nhân đột quỵ não cần được sàng lọc đái tháo đường. Điều trị bao gồm chế độ ăn phù hợp, chế độ tập luyện kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường. Mục tiêu HbA1C dưới 7% và dự phòng các biến chứng do đái tháo đường.

Rối loạn chuyển hoá lipid máu: Kiểm soát tốt tăng Cholesterol máu giúp giảm 16% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát LDL Cholesterol xuống dưới 70-100 mg/dL.

Kiểm soát các bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim...), xơ vữa động mạch cảnh, các bệnh lý tăng đông...

Thay đổi lối sống: Chế độ ăn lành mạnh, có chế độ tập luyện hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh căng thẳng, bỏ thuốc lá, hạn chế bia, rượu. 

P.V

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !