Phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số sử dụng smartphone nhưng ít biết rủ ro từ Internet

91% trẻ em, thanh niên DTTS đang sử dụng Internet chủ yếu bằng smartphone nhưng chỉ 10% các em nói có hiểu biết về an toàn trực tuyến.

91% trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số đang sử dụng Internet

Internet mang đến nhiều lợi ích tích cực cho trẻ em về phát triển trí tuệ, văn hóa thể thao, giải trí và về học tập, nhưng nếu không có sự quản lý, hướng dẫn và kiểm soát của các bậc cha mẹ, người lớn thì cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bắt nạt, bóc lột gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB &XH) cho biết, trên môi trường mạng, không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị dọa nạt, tống tiền, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp. Thậm chí có em đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán người...

{keywords}
Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em

Tình trạng này còn trở nên báo động đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Tại hội thảo trực tuyến “Truyền thông thúc đẩy sử dụng nền tảng trực tuyến Em Vui nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người: Hành động của cơ quan báo chí - truyền thông” do Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) tổ chức, bà Phan Thanh Ngọc, điều phối dự án của tổ chức Plan International Việt Nam đã nêu ra những con số đáng báo động.

Cụ thể, có đến 91% trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số  đang sử dụng Internet, chủ yếu bằng điện thoại thông minh (smartphone) và thường từ 1 - 3 giờ/ ngày. Tuy nhiên, chỉ có 10% các em tự khai là có hiểu biết về an toàn trực tuyến.

Bên cạnh đó, Facebook và YouTube là hai kênh được sử dụng nhiều nhất, hoạt động chính là chat, lướt mạng và xem phim/ video. 42% trả lời đã từng hẹn gặp bạn quen trên mạng, trong đó 1/3 hẹn gặp mặt chỉ sau 1 lần nói chuyện. Hiện không có chương trình tập huấn bài bản tại địa phương cho các em về an toàn trực tuyến.

Bà Ngọc cho hay các số liệu trên được rút ra từ khảo sát đầu kỳ dự án "Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên DTTS về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số" tại 4 tỉnh dự án là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị.

Đáng lưu ý, theo bà Ngọc thì hiện nay tình trạng sử dụng smartphone của các em học sinh tại các trường học khá cao. Việc sử dụng smartphone có mặt lợi và mặt hại, việc tiếp cận với Internet và mạng xã hội (MXH) từ khi còn nhỏ tuổi, kết hợp với sự thiếu quản lý của phụ huynh học sinh và khó khăn trong công tác quản lý của thầy cô nhà trường khiến các em dễ rơi vào những tệ nạn xã hội.

Trong khi đó, tại một số trường học ở các thôn bản, tin học được đưa vào giảng dạy và là một môn học tự chọn. Có lẽ do là môn học tự chọn nên tại các trường này không có trang thiết bị đầy đủ, không có phòng chức năng nên các em chưa được làm quen với máy tính cũng như công nghệ và việc sử dụng Internet an toàn.

Đơn cử như ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, theo cán bộ địa phương, phụ huynh rất chiều chuộng con cái. Những gia đình mà có bố mẹ sang Trung Quốc làm việc, có điều kiện kinh tế hơn đều sắm smartphone cho con, bất kể con ở độ tuổi nào. Có tới 2/3 học sinh dùng smartphone tại một trường cấp II tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Trẻ em chưa có nhận thức đầy đủ về rủi ro từ Internet

Theo bà Ngọc, việc quản lý cũng như hướng các em học sinh dùng điện thoại an toàn khá khó khăn. Các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng tiếp cận Internet rất nhanh. Một số trường các thầy cô cho biết, nhà trường đổi mật khẩu WiFi liên tục nhưng chỉ sau một tuần thì lại bị các em bẻ khóa để vào mạng.

"Dù việc sử dụng điện thoại truy cập mạng, làm quen, hẹn hò trên mạng của trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số ngày càng phổ biến, đa phần các em chưa có nhận thức đầy đủ về rủi ro từ Internet mà trong đó có mua bán người", bà Ngọc cho hay.

Bà Ngọc cũng nêu một thủ đoạn phổ biến của kẻ buôn người là lợi dụng việc kết bạn, làm quen trên MXH để giả làm người yêu 1-2 tháng, rồi lừa gặp mặt để bắt cóc sang biên giới bán. Qua khảo sát thầy cô ở Lai Châu, năm 2018 đã xảy ra trường hợp một em học sinh nữ đang học lớp 11 bị bán sang biên giới Trung Quốc. Em ấy có quen một người qua MXH, giả danh công an, rồi bị lừa qua biên giới.

Một trường hợp khác, hai bạn nam và nữ quen nhau qua MXH và kết hôn. Nhưng bạn trai này đã có gia đình, khi tổ chức đám cưới thì thuê họ hàng giả đến gặp nhà gái.

Ngoài ra, cũng có trường hợp một nhóm các em học sinh cấp 2 từng bị rủ rê qua điện thoại để đi làm thêm với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Các em rủ nhau tự đi từ Hoàng Su Phì đến Hà Giang để gặp người môi giới đã hẹn chờ sẵn ở đó, dù chưa từng gặp mặt người này. May mắn, vụ việc kịp thời được thầy cô phát hiện và báo cho cơ quan chức năng.

Nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải đối với các em trên môi trường mạng, BS Nguyễn Trọng An cho rằng các bậc cha mẹ hãy hướng dẫn và kiểm soát các con, cùng con xây dựng những nguyên tắc khi dùng internet, dùng như thế nào, khi nào, những kênh nào cho an toàn; hãy chú ý và kịp thời phát hiện những dấu hiệu lo lắng của trẻ khi sử dụng mạng để có những trao đổi, hướng dẫn xử lý kịp thời.

Nhà trường cần đổi mới phương thức giáo dục tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho trẻ em trên môi trường mạng, cần có những sân chơi an toàn và lành mạnh để thu hút và giáo dục trẻ.

Đồng thời, các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý về thông tin, văn hóa và bảo vệ an ninh mạng cần phải thực hiện nghiêm minh đạo đức công vụ, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn và sàng lọc các Game bạo lực, các kênh YouTube xấu độc tràn lan hại gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ em.

N. Huyền 

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Đang cập nhật dữ liệu !