PESCO sẽ trở thành NATO của riêng châu Âu?

Đại diện cấp cao về Đối ngoại và Chính sách An ninh EU cho biết, việc khởi động Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng là sự kiện lịch sử của EU. Song, theo Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg, PESCO sẽ không thể thay thế được NATO.

Phiên họp của Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng các nước EU

Kế hoạch ấp ủ từ lâu của Liên minh châu Âu (EU) về thành lập Quân đội châu Âu trong năm 2017 đã đi những bước đi thực tế đầu tiên khi lãnh đạo EU trong tháng 12/2017 đã chính thức khởi động chương trình Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO). Liệu PESCO có trở thành NATO của châu Âu?

Theo bà Federica Mogherini- Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh EU, việc khởi động PESCO là sự kiện “lịch sử” của EU. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg, PESCO sẽ không thể thay thế được NATO. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích chính trị-quân sự cho rằng việc khởi động PESCO cho thấy giữa NATO và EU đang có những bất đồng nhất định.

Các cuộc đối thoại về thành lập khối quân sự riêng tại châu Âu đã được tiến hành từ một vài năm trước. Tuy nhiên, dự án này chỉ bước được những bước đi thực sự vào năm 2017. Động lực chính thúc đẩy tiến trình này chính là  những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc hạ thấp vai trò của NATO. Bên cạnh đó, các mối đe dọa về địa chính trị cũng buộc châu Âu phải nghiêm túc với việc bảo vệ an ninh của mình.

Trong tháng 2/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Roberta Pinotti đã từng đưa ra ý định về “Schengen quốc phòng”. Theo bà Roberta Pinotti, châu Âu cần phải có một khối quân sự của riêng mình nhưng cũng vẫn cần đến NATO. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Slovakia Robert Fitso và Bộ trưởng Quốc phòng Litva R.Karoblis.

Trụ cột châu Âu trong NATO

Ngày 14/12 vừa qua, lãnh đạo các nước EU trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Brussels đã chính thức khởi động chương trình PESCO. Có 25 trong số 28 quốc gia thành viên EU xác nhận tham gia vào PESCO, chỉ có Anh, Đan Mạch và Malta không tham gia vào chương trình này.

Hiệp định về PESCO được Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia EU ký kết tại Brussels vào ngày 13/11/2017. Bà Federica Mogherini coi văn kiện này là bước đi lịch sử, còn Thủ tướng Đức A.Merkel tuyên bố rằng châu Âu cần phải nắm số phận của mình trong tay mình. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng chương trình hợp tác PESCO sẽ không mâu thuẫn với NATO, còn nhiệm vụ của PESCO là “củng cố trụ cột châu Âu trong lòng NATO”.

Điều đáng ngạc nhiên là sáng kiến PESCO lại nhận được sự ủng hộ của Ba Lan- liên minh trung thành nhất của Mỹ tại châu Âu.

“Ba Lan hiểu rằng hợp tác với Mỹ là điều tốt đẹp nhưng dù sao Ba Lan vẫn nằm trong châu Âu và Ba Lan vẫn cần đến các nước châu Âu khác để giải quyết các vấn đề của mình. Đây là chủ nghĩa thực dụng và sự hiểu biết bối cảnh chính trị thực tế”- chuyên gia Peter Mulirchik thuộc Qũy Warsaw nhận định.

Trong khi đó, truyền thông châu Âu gần như đều có chung nhận định về PESCO.

“Các quốc gia EU đang tạo ra sự thay thế NATO của riêng mình. Sự mâu thuẫn giữa Đức và Mỹ đang tiếp tục gia tăng và động chạm không chỉ đến không gian kinh tế, chính trị mà cả quân sự”- tờ The Times nhận định, đồng thời cho biết, Lãnh đạo Pháp và Đức đã từng cùng nhau thiết lập nên EU, và hiện các chính trị gia hai nước này đang từng bước thận trọng nhưng vững chắc thiết lập nên nền tảng của hệ thống mà trong tương lai sẽ đặt ra vấn đề về sự không cần thiết phải có NATO, cững như không cần đến sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu.

Thủ tướng Đức A.Merkel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker

PESCO có thành hiện thực?

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Thủ tướng Đức A.Merkel và ông Jean-Claude Juncker- Chủ tịch Ủy ban châu Âu chính là các tác giả của dự án “Quân đội châu Âu” và “Văn kiện phòng thủ châu Âu”.

Chính ông Jean-ClaudeJuncker là người đã “đặt hàng” bản báo cáo của Ủy ban châu Âu mà nhờ đó rút ra kết luận rằng trách nhiệm bảo đảm an ninh châu Âu “nằm trong tay chính người châu Âu”. Trước đó, các thế hệ chính trị gia châu Âu vẫn cho rằng cách duy nhất để bảo vệ an ninh của châu Âu chính là nhờ Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu và nâng cao vai trò của Mỹ trong NATO.

Cũng cần phải nhớ rằng ông Jean-ClaudeJuncker là người từ lâu đã theo đuổi ý tưởng lập “Hợp chủng quốc châu Âu”- cơ quan có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ an ninh của châu Âu.

Tuy nhiên, chuyên gia Viện châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga Igor Maksimychev cho rằng Mỹ sẽ không để tồn tại một tổ chức quân sự khác song hành cùng NATO. Mỹ muốn vai trò của mình trong NATO vẫn là vượt trội và người Mỹ sẽ có lợi khi duy trì sự độc quyền của mình trong bảo vệ an ninh châu Âu.

Do đó, NATO sẽ không để phải đối mặt với sự cạnh tranh quân sự thực thụ. Chính vì vậy trong khuôn khổ PESCO giai đoạn đầu, các vấn đề chính được thực hiện chỉ là thông qua các giải pháp, tổ chức các cuộc tập trận, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự. Trong tương lai, NATO sẽ vẫn là chỗ dựa chính của châu Âu.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !