Ông Trump ở đâu khi các em bé Syria thiệt mạng do phe nổi dậy đánh bom?

Tờ Independent của Anh đã lên tiếng về lý do Tổng thống Trump dùng để biện minh cho vụ tấn công tên lửa vào căn cứ quân đội Syria, theo đó, còn rất nhiều trẻ em thiệt mạng trong các vụ ném bom khác của quân nổi dậy nhưng ông lại không hề đả động đến.

Trong chuyên mục “Lên tiếng” của Independent, tác giả Robert Fisk đã đặt ra câu hỏi: “Hàng chục trẻ em đã thiệt mạng ở Syria hồi cuối tuần qua nhưng những lời nói thương cảm của ông Trump đã đi đâu mất và Tổng thống Mỹ cũng chẳng có hành động gì?  Những lời lẽ lên án gay gắt của Liên minh châu Âu và cả Vương quốc Anh ở đâu? Phương Tây cần phải phản ứng công bằng dù cho các nạn nhân khủng bố là người Shias đi chăng nữa. Hay chỉ đơn giản là chúng ta không quan tâm?”.

Theo Independent, đó là một phần của thói đạo đức giả, một số trẻ em Syria chết gây xúc động mạnh nhưng một số khác lại không. Một vụ thảm sát ở Syria hai tuần trước, cướp đi mạng sống của trẻ em và các bé sơ sinh, khiến những nhà lãnh đạo thế giới náo loạn và bày tỏ thái độ căm phẫn tột cùng. Thế nhưng, vụ tàn sát ở Syria vào cuối tuần qua còn khiến nhiều trẻ em lớn bé thiệt mạng hơn thế nhưng những người tuyên bố bảo vệ các giá trị đạo đức của họ lại chỉ im lặng. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Ông Trump ở đâu khi các em bé Syria thiệt mạng do phe nổi dậy đánh bom? - ảnh 1

Tổng thống Trump phát biểu về vụ tấn công căn cứ Syria ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Nguồn: AP

Khi xảy ra vụ tấn công nghi sử dụng khí độc ở Idlib hôm 4/4 khiến hơn 70 dân thường thiệt mạng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công tên lửa vào Syria. Nước Mỹ “vỗ tay” hưởng ứng, và cả giới truyền thông cũng vậy. Nhiều nước khác trên thế giới cũng đồng tình. Ông Trump gọi người đồng cấp Syria Bashar al-Assad là “ác quỷ”, là “loài vật”. EU lên án chế độ Syria. Phố Downing gọi vụ tấn công vũ khí hóa học là “man rợ”. Hầu hết các lãnh đạo phương Tây đều yêu cầu ông Assad phải bị lật đổ.

Thế nhưng, sau vụ đánh bom tự sát cuối tuần qua vào một nhóm dân thường tị nạn ở ngoại ô Aleppo, giết chết 126 người Syria, hơn 80 người trong số đó là trẻ em, Nhà Trắng lại không nói một lời nào. Kể cả con số người thiệt mạng lớn hơn rất nhiều vụ dùng vũ khí hóa học nói trên, thì ông Trump còn không viết lấy một dòng tweet nào thể hiện sự thương cảm của mình. Hải quân Hoa Kỳ cũng không bắn một loạt pháo nào, kể cả mang tính tượng trưng. Về phía Syria. EU lại rụt rè và từ chối lên tiếng, dù chỉ một từ. Những từ ngữ như “man rợ”, “dã man” cũng bị Phố Downing bỏ qua.

Theo Independent, 126 người Syria thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát cuối tuần qua hầu hết là dân thường, là người Hồi giáo dòng Shia, đã bị sơ tán khỏi hai ngôi làng mà chính phủ kiểm soát ở phía bắc Syria. Và kẻ đã giết họ chắc chắn là đến từ al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda) hoặc là một trong những thành viên của nhóm nổi dậy dòng Sunni mà phương Tây đã trang bị vũ trang thời gian qua. “Phải chăng, vì lý do đó, nên 126 mạng người này không đủ tiêu chuẩn để Tổng thống Mỹ thương xót?”, tác giả Robert Fisk đặt câu hỏi.

Liên Hiệp Quốc, như thường lệ, đã lên tiếng, gọi vụ tấn công mới nhất này là một “sự kinh hoàng mới”. Và Giáo Hoàng Francis gọi đó là hành động “đê tiện” và cầu nguyện cho “những nạn nhân Syria đã thiệt mạng”. Nhưng đó là tất cả.

Ông Trump ở đâu khi các em bé Syria thiệt mạng do phe nổi dậy đánh bom? - ảnh 2

Trong hơn 6 năm nội chiến, rất nhiều trẻ em Syria đã trở thành nạn nhân. Nguồn: Independent

Independent nhắc lại câu chuyện dẫn đến vụ tấn công tên lửa của Mỹ hôm 7/4, đó là Ivanka Trump, một  người mẹ của ba đứa con, đã rất đau lòng và kích động khi nhìn thấy đoạn video từ Khan Shaykoun, khu vực xảy ra vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học và ngay lập tức yêu cầu cha mình hãy làm việc gì đó. Đó là câu chuyện của Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, đã miêu tả vụ tấn công là “tồi tệ” nhưng bà khẳng định bà lên tiếng vì “trước tiên tôi là một người mẹ”.

Điều đó là đúng, nhưng liệu những người phụ nữ quyền lực trên sẽ tỏ thái độ ra sao khi họ nhìn thấy các bức ảnh trong vụ nổ bom cuối tuần qua ở phía bắc Syria, khi xác của các em bé và cả trẻ sơ sinh phải bọc trong những chiếc túi nhựa màu đen? Câu trả lời, là sự im lặng.

Không có gì phải nghi ngờ về mức độ tàn bạo và khủng khiếp của vụ đánh bom tự sát hôm thứ Bảy (15/4) tại Syria. Kẻ đánh bom liều chết đã tiếp cận xe buýt của người tị nạn, với một giỏ đầy bánh quy và bim bim cho trẻ em, những người dân thường dòng Shia nhiều ngày phải chịu đói vì chạy loạn. “Những đứa trẻ bé nhỏ, xinh đẹp” đó, theo như lời ông Trump miêu tả các nạn nhân của vụ tấn công khí độc, lại không hề khiến các nhà lãnh đạo tức giận. Phải chăng vì họ là người Shia? Hay bởi vì, họ là nạn nhân của một đối tượng giết người mà phương Tây không muốn nhắc đến?

Cho dù đó là tội ác của phe nổi dậy hay của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, hay là hành động của các tổ chức khủng bố thì các nạn nhân cũng đều vô tội. Đây là một cuộc nội chiến, một cuộc xung đột khủng khiếp đã chia cách các thành phố, thị trấn, các thế hệ, sắc tộc trong nhiều năm qua. Hãy nhìn vào Lebanon hiện nay, 27 năm sau khi cuộc nội chiến kết thúc.

Independet nhận định, điều đáng nói ở đây không phải là các quốc gia sẽ can thiệp như thế nào mà là phản ứng của họ đối với hai vụ thảm sát các nạn nhân vô tội vừa qua trong cuộc nội chiến ghê sợ, không đạo đức và thiếu công bằng này. Họ đã rơi nước mắt và thương xót, thậm chí “khai hỏa” vì “những em bé xinh đẹp”, là các nạn nhân người Sunni của chính phủ Assad. Nhưng khi những em bé, những con người theo dòng Shia thiệt mạng, Tổng thống Mỹ lại không hề quan tâm và cả những người mẹ như Ivanka hay Federica cũng chỉ im lặng. “Rốt cuộc thì, chúng ta lại biện minh rằng tình hình bạo lực ở Trung Đông chẳng có liên quan gì đến chúng ta cả”, tác giả kết luận.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !