Nước Mỹ không phải là "anh hùng" của thế giới

Obama ghi điểm với dân Mỹ nhờ giảm chi tiêu ra nước ngoài, giảm những ảnh hưởng trực tiếp đối với các vấn đề chính trị của các nước khác, chỉ giữ vai trò trung lập, cân bằng giữa lợi ích quốc gia của Mỹ với ảnh hưởng của nước này đối với thế giới.

Nước Mỹ không phải là

"Trở về và tái thiết nước Mỹ"

Trong truyền thống của các tổng thống Mỹ, khi những ảnh hưởng ở trong nước đang suy yếu đi thì việc “đem quân đi đánh xứ người” ở những nơi có vẻ như chỉ có duy nhất nước Mỹ mới giải quyết được vấn đề của họ đã trở thành một “chiêu bài” nhằm tăng uy tín của mình đối với người dân trong nước.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, dường như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đi ngược lại truyền thống này. Trong chiến dịch tranh cử năm 2012 của mình, ông Obama đã có được những tràng pháo tay nồng ấm khi ông cam kết đưa quân trở về từ chiến trường Afghanistan, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ và tiêu tốn của nước Mỹ hàng nghìn tỷ USD.

Khẩu hiệu xây dựng quốc gia “ngay tại đây, tại nhà mình” của ông tiếp tục được hoan nghênh và ủng hộ. Cựu quan chức Nhà trắng, thị trưởng thành phố Chicago, ông Rahm Emanuel đã nhấn mạnh quan điểm này trong một bài báo được xuất bản hôm 23/11 vừa qua. Đảng Dân chủ cần đưa nước Mỹ có sức cạnh tranh với toàn cầu, tức là việc phải sửa chữa hệ thống trường học, các con đường đầy ổ gà, mạng internet xuống dốc hay các hệ thống cư trú hỏng hóc chứ không phải bất cứ cuộc chiến tranh bên ngoài nào. Nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama sẽ phải là “trở về nhà và tái thiết nước Mỹ”. Mặc dù hiện nay, thế giới vẫn đang kêu gọi sự ảnh hưởng của Mỹ đối với họ, từ dải Gaza tới Syria, Ai Cập, Iran, những cuộc tranh chấp lãnh hải xung quanh Trung Quốc hay thậm chí là khu vực đồng tiền chung Châu Âu hay các mối đe dọa khủng hoảng ở nước ngoài đều vây bủa xung quanh Tổng thống Mỹ.

Những mối phiền nhiễu chỉ mới bắt đầu. Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa John McCain, người đã thua ông Obama trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008, đã tập trung chỉ trích chính quyền của ông Obama về trách nhiệm đối với vụ giết hại các đại sứ Mỹ ở Lybia hồi tháng Chín và những tuyên bố thông tin được cho là không xác thực của đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice cũng như Ngoại trưởng Hillary Clinton trong vụ này. Dù hai người phụ nữ này đã nhận một phần trách nhiệm thì nguy cơ ảnh hưởng tới vị thế chính trị của ông Obama trong nước Mỹ là khá lớn.

Việc của ông Obama không phải là cứu thế giới

Mỹ luôn phải cảnh giác ở nước ngoài. Các quan chức cao cấp cho rằng ông Obama đang thực hiện những mục tiêu hiện tại, nhưng sẽ không nhúng sâu trên toàn cầu. Họ cho rằng Mỹ là một nước “chất xúc tác không thể thiếu” của nền tảng trật tự thế giới dựa trên sự tập trung về cạnh tranh kinh tế. Bằng việc kết án những di sản tồi tệ mà Tổng thống Geogre W. Bush để lại về những phản ứng quân sự đầy tốn kém sau cuộc tấn công khủng bố 11/09, ông Obama đã tạo ra được một “vành đai an ninh quốc gia” và tham gia vào chính trường thế giới với tất cả mọi sự phức tạp của nó. Ông cũng đã đưa ra một thử nghiệm mới: một chính sách vĩ mô cam kết tranh xa quản lý sự can thiệp ở tầm vi mô.

Đối với các vấn đề nội chính, có tranh luận liệu rằng cánh tay dài của ông Obama với các chiến lược ở nước ngoài có thể hỗ trợ giải quyết một đất nước đang hỗn loạn hay không. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, người Mỹ vật lộn với việc có nên chấp nhận vai trò “cảnh sát toàn cầu” hay không. Năm 1993, Colin Powell – cựu Ngoại trưởng Mỹ đã nói với Thượng viện Mỹ rằng khi thế giới gọi số 911, nước Mỹ dự kiến sẽ trả lời. Tuy nhiên, không ai đồng ý quay trở lại với những tham vọng vũ bão dưới thời Tổng thống Bush từ sau cuộc tấn công khủng bố hôm 9/11 năm 2001.

Người ta cho rằng 911 là một con số, không phải để ám chỉ về ngày đen tối đó. Người Mỹ hy vọng Liên minh Châu Âu sẽ đóng vai trò là cảnh sát toàn cầu thứ hai, sau Mỹ. Cũng có câu chuyện xung quanh việc đặt Trung Quốc và Nga trở thành “các bên liên quan có trách nhiệm” trong một trật tự thế giới mới. Châu Âu đang phải đối mặt với những vấn đề của chính liên minh này và câu chuyện quản lý các hoạt động hỗ trợ cho Iran. Nga thì nghi ngờ mạnh mẽ các mục đích của Mỹ, còn Trung Quốc về bản chất chỉ chăm cho lợi ích cá nhân. Liên minh NATO đang trong một “hình thái khủng khiếp” kéo dài nhiều năm, chi tiêu vượt quá giới hạn tài chính, chính trị và quân sự của nó. Những vấn đề trên đã kéo nước Mỹ dù muốn hay không vẫn phải là một lực lượng chính yếu trong việc “gìn giữ trật tự thế giới”.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện tại, không phải là động thái trở thành “anh hùng thế giới”, mà chính là cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần với nước Mỹ. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục chìm sâu trong suy thoái, người dân Mỹ lại càng không mặn mà để trở lại vai trò làm chủ chính trường thế giới, một trò chơi hao tốn tiền tài vô hạn.

Ông Obama có những kế hoạch cân bằng lợi ích trong nước cũng như ở nước ngoài. Nhưng nếu để nước Mỹ trở lại thời kỳ suy thoái, nó sẽ chống lại tất cả những dự định của ông trong tương lai. Việc lớn nhất của ông hiện nay là tái thiết nước Mỹ, không phải là thế giới.

PHAN SƯƠNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !