Nước Anh có Bộ chống các hoạt động phá hoại
Thủ tướng Anh Theresa May. |
Theo tạp chí The Times của Anh, động thái này của Thủ tướng Theresa May được thực hiện là do lo ngại của London về khả năng Nga sẽ can thiệp vào các cuộc bầu cử sắp tới ở Vương Quốc Anh.
Theo The Times, ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Anh là “biến các cuộc bầu cử sắp tới ở Anh thành bất khả xâm phạm và đây sẽ là ưu tiên an ninh quốc gia của Anh”. Nhiệm vụ của ông Ben Gammer sẽ là “tăng cường mạnh mẽ các nỗ lực trong chính phủ Anh về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của đời sống dân chủ ở Anh” trong bối cảnh Anh đang quan ngại trước khả năng các haker Nga, các thông tin giả và tiền của Nga có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền dân chủ Anh.
Ngoài ra, các chuyên gia của Trung tâm liên lạc chính phủ (GCHQ) đã đề xuất trước các cuộc bầu cử sẽ tiến hành kiểm tra các mạng lưới máy tính của các đảng chính trị để làm rõ xem có bị “tấn công thù địch” hay không.
Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia (NCSC) là một nhánh của cơ quan tình báo Anh đã đề nghị các đảng phái chính trị Anh tham gia các hội thảo kỹ thuật để bảo vệ nền dân chủ Anh. Các nội dung này được tổ chức chủ yếu cho các nhân viên kỹ thuật, trong đó đưa ra “hàng loạt các mối đe dọa, các nghiên cứu kỹ thuật của các sự vụ tấn công mạng thời gian qua, các bước đi thực tế về giảm rủi ro và các cuộc tư vấn về giải quyết các sự vụ”.
Thư ký Báo chí của NCSC nhấn mạnh: “Đề xuất của NCSC trong việc trợ giúp các đảng phái chính trị không chỉ liên quan đến hệ thống chính trị. Các vụ tấn công vào các tiến trình dân chủ ở Anh sẽ vượt quá khuôn khổ này và có thể bao gồm cả tấn công vào Quốc hội Anh, vào các khu vực bầu cử, các trung tâm phân tích, các hòm thư điện tử…”.
Sau khi Anh thực hiện động thái trên, chính quyền Nga đã có những phản ứng đầu tiên. Theo thành viên Ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Thượng viện Nga Oleg Morozov, chính quyền Anh đang cố gắng sử dụng hình ảnh “mối đe dọa Nga” như là công cụ cho cuộc cạnh tranh nội bộ. “Một trong các công cụ đấu tranh nội bộ hiện nay của phương Tây- ai đe dọa cử tri bằng hình ảnh mối đe dọa Nga nhiều hơn thì người đó sẽ giành chiến thắng. Rõ ràng bà Theresa May đã bắt đầu đe dọa cử tri Anh”- thượng nghị sỹ Nga nhấn mạnh.
Được biết, cuộc bầu cử Quốc hội Anh sẽ được tổ chức vào năm 2020. Ngoài ra, các cuộc bầu cử vào các cơ quan chính quyền địa phương ở Anh được tổ chức hàng năm.
Giới lãnh đạo các cơ quan mật vụ Anh cho rằng Moscow đang cố gắng làm mất ổn định các nền dân chủ phương Tây bằng các cuộc tấn công mạng và thông qua các kênh truyền hình như Sputnik và RT cho mục đíchnày. Cũng có các quan ngại cho rằng các nguồn tiền của Nga có thể cung cấp cho các chính trị gia phục vụ chiến dịch vận động tranh cử ở Anh.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson |
Trước đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã tuyên bố trên kênh ITV rằng London không có các bằng chứng về sự dính líu của Nga đến các cuộc tấn công mạng nhằm vào phương Tây, nhưng cho rằng Anh có đủ các bằng chứng về việc “người Nga” có khả năng này.
“Rõ ràng họ đang thực hiện các bước đi bẩn thỉu nhất. Họ can thiệp vào hoạt động của các kênh truyền hình Pháp… các bạn đã thấy điều gì đã xảy ra ở Mỹ khi họ bẻ khóa trang chủ của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Mỹ. Các bạn đã thấy rằng điều gì đã xảy ra ở Montenegro, nơi đã xảy ra nỗ lực đảo chính và cả nỗ lực giết hại người đứng đầu quốc gia này. Hiện có không ít nghi ngờ cho rằng người Nga đứng sau tất cả các sự vụ này. Tôi sẽ không nói về những gì họ đã làm ở Ukraine”- Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh.
Cần phải nhấn mạnh rằng tuyên bố của ông Borish Johnson được đưa ra trước thềm chuyến thăm của ông đến Moscow. Hồi đầu tháng 3/2017, Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra tuyên bố cho rằng trong những tuần tới Ngoại trưởng Anh sẽ thực hiện chuyến thăm đến Moscow. Tuyên bố cũng nhấn mạnh, Thủ tướng và Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố rằng chính sách của Anh trong quan hệ với Moscow là “tham dự nhưng thận trọng và chuyến thăm Nga sắp tới của Ngoại trưởng Anh hoàn toàn dựa trên tinh thần này.
Trước đó một vài tuần, Michael Fallon đã có bài phát biểu trước các sinh viên đại học Sent-Endriusky thuộc Scotland với những lời chỉ trích nặng nề nhằm vào Nga khi cáo buộc Điện Kremlin sử dụng các vụ tấn công mạng, cũng như sử dụng các biện pháp phản thông tin để phá hoại nền dân chủ phương Tây.
Ngoại trưởng Anh đã khẳng định rằng Moscowđang sử dụng các kênh truyền hình Sputnik và RT như là công cụ thực hiện các mục đích của mình. Để lấy ví dụ minh họa cho nhận định của mình, ông Boris Johnson đã lấy ví dụ về việc Nga can thiệp vào hoạt động của kênh truyền hình TV5 Monde của Pháp hồi tháng 4/2015 và can thiệp vào cuộc bầu cử ở Montenegro hồi năm 2016.