Nữ nghệ nhân Hà thành miệt mài giữ nghề dệt khăn lụa từ tơ sen

Phải cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m, chiều ngang 25cm. Một chiếc khăn làm từ lụa sen có giá bán khoảng 8 triệu đồng.

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi về Làng Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) gặp nghệ nhân Phan Thị Thuận là người đầu tiên dệt lụa tơ sen ở Việt Nam.

{keywords}
Nghệ nhân Phan Thị Thuận năm nay bà 68 tuổi, hằng ngày vẫn miệt mài với nghề.

Bà Thuận kể, từ ngàn năm xưa, làng Phùng Xá vốn đã nổi tiếng với nghề dệt truyền thống. Đi khắp thôn làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy dệt - thứ âm thanh đặc trưng chẳng thể lẫn đi đâu được. Thế nhưng, nghề dệt hiện nay đã mai một, nhiều người đổi nghề.

Bà Phan Thị Thuận sinh ra và lớn lên ở làng Phùng Xá, là đời thứ 3 trong gia đình truyền thống theo nghề dệt, chưa bao giờ dứt lòng với nghề. Bà luôn đau đáu tìm hướng đi mới cho bản thân, cho những người dân nhiều năm qua mải miết "lạc" giữa những con máy thô sơ. Bà biết với xu thế hiện thời, chả mấy chốc nghề dệt sẽ phải đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ", đau đớn hơn là lụi tàn mà không còn lại gì.

{keywords}
Nghệ nhân Phan Thị Thuận sinh ra ở làng nổi tiếng với nghề dệt truyền thống.

Từ năm 2017, bà Thuận đã bắt tay vào việc thử nghiệm lấy tơ từ những cuống sen. Nhưng phải tới năm 2019, bà Thuận mới thành công. Sản phẩm đầu tiên là ba chiếc khăn được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 để làm quà tặng. Những năm sau đó, số lượng sản phẩm tăng dần.

{keywords}
Để biến "giấc mơ" dệt lụa từ tơ sen, bà đã mua hẳn một đám ruộng về trồng sen.

Thời điểm nghiên cứu sợi tơ, nhà bà Thuận không có đầm sen nên bà mua hẳn một đám ruộng về trồng sen.

"Không có đám ruộng thì không thể nghiên cứu được", bà Thuận vẫn chép miệng tâm đắc với quyết định năm xưa của mình.

Sen thường nở vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Mùa sen bắt đầu cũng là thời điểm gia đình bà Thuận bước vào công đoạn khai thác tơ sen. Đầm nhà không đủ, bà Thuận thu mua thêm từ các vùng lân cận. "Trước khi có tơ sen, cuống cây sen gần như vứt bỏ, nhưng giờ thì khác", bà Thuận nói.

{keywords}
Nữ nghệ nhân miệt mài với đầm sen, nhất là mùa sen nở.

Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều rất chỉn chu và cầu kỳ. Cuống sen sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm phải rửa qua 2 lớp nước, làm sạch bùn và gai. Cuống sạch thì tơ mới sạch và đẹp. Cuống nào cũng làm được tơ sen, riêng cuống non cho lượng tơ dẻo mà đẹp. Phải cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m, chiều ngang 25cm. Tính ra một người thợ chăm chỉ lắm thì một ngày cũng chỉ làm được 200-250 cuống. Như vậy, một chiếc khăn quàng ngót nghét mất gần 1 tháng trời.

Để lấy được tơ sen, bà Thuận dùng dao khứa xung quanh cuống sen, khéo léo dùng tay kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. Quy trình này lặp đi lặp lại khoảng ba lần để sợi tơ đủ dày.

{keywords}
Mỗi lần lấy sen về, cần phải rửa sạch sẽ cẩn thận.

Với bà Thuận, đây được xem là một trong những công đoạn khó nhất, trong đó lúc cắt phải thật sự nhẹ nhàng, tính toán sao cho không quá sâu, tránh làm đứt những sợ tơ bên trong. Người thợ lành nghề có thể một lúc cắt và tách khoảng 4-5 cọng sen để lấy tơ: "Cần khoảng 1 tuần để có thể làm được việc này, nhưng phải hơn một tháng thì mới thành thạo được", bà Thuận nói.

{keywords}
Những máy móc dệt tơ trong xưởng nhà bà Thuận đều rất mộc mạc, giản đơn.

"Tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn. Để sợi tơ không có chỗ to chỗ nhỏ, người ve sợi cần phải đều tay. Sau khi quay sợi thành ống, tơ sen được đưa vào máy se rồi mắc lên trục con thoi để dệt thành sợi ngang", bà Thuận say sưa kể.

{keywords}
 Giá bán của những chiếc khăn lụa sen khoảng 8 triệu đồng.

Trong câu chuyện của mình, bà nhớ lại quãng thời gian từng vào tận vùng Đồng Tháp Mười để chỉ dạy người dân cách lấy tơ nhưng không mang lại hiệu quả. Kinh nghiệm của bà là những vùng nào có truyền thống nghề tơ tằm thì sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.

Bây giờ, khi sức khỏe vẫn còn cho phép, bà Thuận đang truyền lại kiến thức cho các em nhỏ trong làng. Lúc cao điểm, có cả trăm em học sinh tới xin học.

{keywords}
Bà Thuận truyền lại kiến thức làm lụa sen cho các em nhỏ trong làng.
{keywords}
Lúc đông có cả trăm người theo học.

Sợi sen thu được rất mảnh, bông, nhẹ và có mùi thơm tự nhiên. Sợi tơ nhỏ thôi, nhưng vô cùng quý. Cầm trên tay chiếc khăn mặt được làm từ tơ sen, người đời cảm nhận trọn vẹn sự mềm mại và tinh khôi của nó. Đúng là lụa sen bao nhiêu năm qua vẫn xứng với cái danh viên ngọc quý trong giới vải vóc.

{keywords}
Những cuộn tơ sen.

Mọi máy móc được sử dụng đều đơn sơ và mộc mạc. Nghệ nhân Thuận không hề giấu nghề. Bà sẵn sàng chỉ dạy mọi công đoạn từ cách lấy sợi tơ sen đến cách dệt khăn cho người làm của mình. Dù người đó có gắn bó dài lâu hay chỉ nửa vời, ai bà cũng chỉ bảo tận tình và hết sức tỉ mỉ. Trong vùng, bà Thuận nổi tiếng nghiêm khắc và kĩ tính.

{keywords}
Người nghệ nhân dùng dao khứa xung quanh cuống sen...
{keywords}
... rồi dùng tay vặn và kéo tơ.

Nghệ nhân Thuận kỳ vọng, việc sản xuất sợi sen từ cuống sẽ mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi trong làng. Bà tâm niệm, muốn giữ được nghề trước hết phải có tâm và có đạo đức.

"Suốt cuộc đời làm nghề trải qua biết bao giai đoạn lịch sử, qua từng thời kì, tôi lại rút ra những bài học để gìn giữ truyền thống các cụ để lại. Muốn giữ được nghề thì người làm nghề phải có tâm, có đạo đức, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng".

{keywords}
Bà Thuận là thế hệ thứ 3 trong gia đình nối nghiệp dệt lụa, con và cháu bà vẫn đang tiếp nối nghề gia truyền.

Bà Thuận là thế hệ thứ 3 trong gia đình nối nghiệp dệt lụa, con bà là đời thứ 4 và đến cháu bà là đời thứ 5. Dù cuộc sống hối hả du nhập những điều mới mẻ và hiện đại, người nghệ nhân vẫn rất coi trọng truyền thống và quá khứ. Bà cho hay, hiện đại chẳng tự nhiên mà có, mọi thứ mới mẻ đơn giản cũng chỉ bắt đầu từ những thứ đơn sơ.

"Tôi biết mình là một người nghiêm khắc, không chỉ với nhân viên mà kể cả với con cháu trong nhà. Nhất định phải nghiêm khắc! Có những cái mới, cái hiện đại không thể có được nếu không biết dựa vào truyền thống. Đời con đời cháu tôi chắc chắn phải thay tôi tiếp tục giữ nghề mà theo nhiều người là muôn năm cũ này".

{keywords}
Xưởng dệt lụa sen nhà bà Thuận.

Không khác gì những người thợ lành nghề trong xưởng, bà Thuận hễ ngồi xuống bàn là đôi bàn tay lại thoăn thoắt "bắt" từng sợi tơ. Trong nhà người nghệ nhân "phủ đầy" bằng khen, cúp vàng, huy chương dành cho sự cống hiến không mệt nghỉ hàng chục năm qua. Đến làng Phùng Xá chỉ cần hỏi tên bà Thuận thôi, từ đầu làng tới cuối làng ai cũng biết. Người dân quý trọng gọi bà là "người nghệ nhân mải miết giữ hồn xưa".

{keywords}
Kéo tơ phải thật nhẹ nhàng, nếu không tơ sẽ đứt và hỏng hoàn toàn.
{keywords}
Những chiếc khăn lụa dệt bằng tơ sen của nhà bà Thuận.

Bảo Khánh

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !