Nói những việc “không thể đừng”

“Các anh có đọc lời kêu cứu của các thủy thủ ngoài biển không? Tôi đọc mà thấy đau lòng. Họ phải sống giữa đảo hoang, sống lắt lay, vợ con ở nhà không được nhận lương... Đó là hệ quả của sự thiếu hành lang pháp lý”.

Thảo luận tại tổ Hà Nội ngày 28/5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp, nhiều ý kiến tỏ ra kiên quyết với hành lang pháp lý quản lý tập đoàn và công ty nước ngoài.

Với khoảng 3000 DN chưa đăng ký lại hiện nay, theo ĐBQH Nguyễn Minh Quang nếu các DN này chấm dứt hoạt động sẽ kéo theo hàng nghìn người lao động không có việc làm. Việc sửa đổi thực sự cần thiết, không chỉ tháo gỡ khó khăn cho DN mà còn góp phần tăng đầu tư vào Việt Nam.

Nói những việc “không thể đừng” - ảnh 1
ĐBQH Nguyễn Đình Quyền đề nghị Quốc hội sớm đưa ra hành lang pháp lý về tập đoàn, TCT nhà nước. Ảnh IT

“Chưa đăng ký lại và tiếp tục hoạt động như thế là không phù hợp. Việc sửa đổi sẽ tạo cơ hội cho DN sửa sai, nhưng cũng phải bắt buộc đăng ký lại trong một thời gian nhất định” – ĐB Quang đề nghị.

Theo quy định tại Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1-7-2006 phải đăng kí lại và tổ chức quản lí, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật có liên quan. Việc đăng kí lại được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Nhưng theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 31-5-2013, có 2.916 doanh nghiệp trong tổng số 6.000 doanh nghiệp FDI chưa thực hiện thủ tục đăng ký lại.

Ở một góc nhìn khác, ĐB Nguyễn Quốc Bình cho biết sau khi bỏ luật đầu tư, từ 2005 đã có Luật doanh nghiệp, mở đường cho DN hoạt động theo luật cũ hoặc đăng ký lại. Nhưng họ không làm, vài nghìn DN đang không đăng ký lại.

“Họ đang hoạt động trái pháp luật mà ta lại đang mở đường vì lý do đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho lao động. Những cái đó không quan trọng. Chúng ta thu hút đầu tư nhưng không bằng mọi giá”.

Dẫn dụ đến hiện tượng chuyển giá mà không quản lý được, ông Bình cho rằng sửa là cần thiết để cứu vớt DN năng lực có hạn nhưng vẫn muốn đầu tư tại Việt Nam, tuân thủ tự giác pháp luật Việt Nam.

Nhưng cũng cần phải có điều kiện chứ không cho chuyển đổi bằng mọi giá. Số còn lại kiên quyết cho giải thể, vì DN đó chuyển giá, trốn thuế, hủy hoại môi trường… để lại hệ quả cho xã hội.

Cũng đề cập đến một số bất cập hiện nay, ĐB Trịnh Thế Khiết phản ánh, hiện DN nước ngoài có hiện tượng chuyển nguồn sang nước ngoài, trốn thuế. Thứ hai, DN vốn đầu tư nước ngoài đang gây ô nhiễm môi trường rất lớn, ví dụ như Vedan ở Đồng Nai, KCN Hưng Yên…

“Làm thế nào để kiểm tra, giám sát để DN thực hiện tốt luật DN trong thời gian thực hiện trên địa bàn? Chúng ta cần kiểm tra, rà soát lại các DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cần xem công nghệ của họ có lạc lậu hay không. Họ đang xem mình như là nơi đổ rác” – ông Khiết đề nghị. 

Phản ảnh nội dung có phần “lớn hơn”, ĐB Nguyễn Đình Quyền đề cập đến nghị quyết của Đảng trong việc thực hiện thí điểm các tập đoàn kinh tế nhà nước. Ông cho rằng việc này “diễn ra quá lâu rồi”. Đồng thời đề nghị “phải tổng kết đánh giá” xem cái gì được, cái gì không, và Quốc hội phải ra nghị quyết…

“Các anh có đọc lời kêu cứu của các thủy thủ ngoài biển không? Tôi đọc mà thấy đau lòng. Họ phải sống giữa đảo hoang, sống lắt lay, vợ con ở nhà không được nhận lương... Đó là hệ quả của sự thiếu hành lang pháp lý”.

Sau khi đề nghị cần có biện pháp chấm dứt, ông Quyền khẳng định “không thể đừng được việc tổng kết khẩn trương trình Quốc hội cho ra cái hành lang pháp lý về tập đoàn, tổng công ty nhà nước”.

Hoàn toàn ngược lại với các ý kiến trước đó, ĐB Nguyễn Hồng Sơn thể hiện quan điểm  “không đồng ý thông qua” điều 170 luật DN tại kỳ họp này. Ông Lý giải: “Quốc hội cứ chạy theo việc. Khi nước đến chân mới trình ra Quốc hội một luật “cấp tốc”, rồi đưa ra một số lý do bảo thông qua”.

Theo ông Sơn bản chất của nguyên nhân là Bộ KH&ĐT không triển khai tuyên truyền cũng như thông tin đến DN đầu tư nước ngoài. Họ không lường trước, không nắm được cụ thể. Lỗi của cả DN lẫn Bộ KH&ĐT.

Cho rằng chưa nhất thiết phải sửa ngay vì theo ĐB Sơn đến nay mới có 41 DN đến hạn. DN này có thể thành lập lại, coi như thành lập mới DN. Qua đó nhà nước cũng có thể đánh giá năng lực hoạt động của DN đó.

Thành Nam

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.