Nobel Văn học thuộc về nước chủ nhà

Đánh bại hai đối tượng triển vọng là ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ kiêm họa sĩ nổi tiếng người Mỹ Bob Dylan và văn hào nổi tiếng của Nhật Bản Haruki Murakami, nhà thơ người Thụy Điển Tomas Transtromer là người được trao giải Nobel Văn học năm nay.

Nobel Văn học thuộc về nước chủ nhà

Nobel Văn học thuộc về nước chủ nhà

Thơ ca và âm nhạc là nguồn sống của văn hào Tomas Transtromer

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói rằng các tác phẩm siêu thực về những bí ẩn trong tâm trí con người của ông đã đưa ông trở thành nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong giới văn sĩ ở khu vực Bắc Âu trong vài thập kỷ trở lại đây.

Tạo dấu ấn riêng bằng những hình ảnh mạnh mẽ, những tác phẩm của Transtromer được viết lên từ chính những trải nghiệm sống của ông với cảm hứng ấp ủ bằng tình yêu âm nhạc và thiên nhiên. Các tác phẩm gần đây của ông đã mang màu sắc u ám hơn bao trùm bởi những băn khoăn về sự sống, cái chết và bệnh tật.

Thông cáo của viện hàn lâm viết rằng: "Transtromer là một bậc kỳ tài về phép ẩn dụ, ông đã thêu dệt lên những hình ảnh mạnh mẽ trong những áng thơ cuả mình mà chẳng cần phải tô vẽ cầu kỳ."

"Vạn vật sáng bừng lên, trong đôi mắt chú sơn ca bé bỏng, những gốc cây với bộ rễ khổng lồ, run rẩy ấp e trong lòng đất mẹ, trên mặt đất rợp một màu man mát, giang đôi tay đón màu xanh bất tận, vươn lên cao với nhịp đập vô hình.” Đó là một đoạn trích lược trong tuyển tập cuối cùng "Bí ẩn vĩ đại" của ông xuất bản bằng tiếng Thụy Điển năm 2004 và bằng tiếng Anh, hai năm sau đó.

Năm nay 80 tuổi, Transtromer từng là một bác sĩ tâm lý và một nghệ sĩ piano nghiệp dư. Năm 1990, ông bị liệt nửa người và hầu như cấm khẩu sau một cơn đột qụy. Nhưng biến cố này vẫn không thể bắt ông từ bỏ ngòi bút. Năm 1996, Transtromer cho ra đời tập thơ “Chiếc thuyền u sầu”. Ông ngừng sự nghiệp sáng tác của mình kể từ sau khi cho ra đời tập thơ “Bí ẩn vĩ đại” năm 2004.

Là cái tên sáng giá cho giải Nobel và trong vài năm trở lại đây, báo chí Thụy Điển luôn chầu chực trước cửa nhà ông để chờ đợi kết qủa giải thưởng trị giá 10 triệu Kronor (1,5 triệu đô) được công bố.

"Ông ấy đã rất phấn khích” Người phát ngôn nhà xuất bản Bonnier nơi in các tập thơ của Transtromer, Anna Tillgren cho biết, Transtromer đã cố gắng để bật ra được hai từ “rất tốt” khi được báo tin.

Transtromer là người Thụy Điển đầu tiên được nhận giải Nobel văn học kể từ sau khi hai nhà văn Eyvind Johnson và Harry Martinson cùng đoạt giải năm 1974. Thư ký thường trực của Ủy ban chấm giải Peter Englund cho biết uỷ ban đã phải nâng lên, đặt xuống rất nhiều lần trước khi trao giải vì ngại mang tiếng thiên vị.

Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt đã rất mừng rỡ khi biết tin và ông hy vọng rằng giải thưởng sẽ giúp văn học nước này thu hút sự chú ý toàn cầu.

Gần đây, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã bị chỉ trích là “Châu âu cục bộ” vì đã bỏ qua các nhà văn ở những nơi khác trên thế giới. Bảy trong số 10 nhà văn giành giải Nobel gần đây nhất là người Châu Âu.

Mặc dù vẫn công nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong những áng thơ của Transtromer, một số người “chê” rằng thơ của ông thiếu góc cạnh xã hội, một góc nhìn vẫn thường gặp trong các tác phẩm đạt giải Nobel của những năm trước như của nhà văn Mario Vargas Llosa của Peru.

Kín đáo và khiêm nhường, Transtromer luôn tránh xa những chủ đề tranh luận chính trị và tránh xa sự chú ý của công chúng.

"Tôi nghĩ bố đặt bạn đọc của mình lên trên nhất. Đó mới chính là điều ông quan tâm”, con gái Transtromer Paula nói.

Sinh năm 1931 tại thủ đô Stockholm, Transtromer được mẹ là một giáo viên nuôi dạy sau khi bà ly hôn với bố ông là một nhà báo. Ông bắt đầu sáng tác khi đang học trường Sodra Latin ở Stockholm.

Thơ của ông được đăng rải rác trên một số tờ báo trước khi ông cho ra mắt tuyển tập gây tiếng vang đầu tiên ở Thụy Điển năm 1954 với tựa đề “17 áng thơ”.

Ông học Văn học, lịch sử, thơ ca và lịch sử tôn giáo và tâm lý cùng một lúc ở trường Đại học Stockholm và sau này chuyên tâm vào thơ ca và tâm lý. Từ năm 1960 đến 1966, ông làm bác sĩ tâm lý ở Viện giáo dưỡng thanh thiếu niên Roxtuna.

Tập thơ nổi tiếng nhất của ông là “Cửa sổ và sỏi đá” được xuất bản năm 1966 và “Baltic” năm 1974. Đây là tuyển tập những bài thơ lấy cảm hứng từ những chuyến du lịch của ông.

Từ những năm 50, Transtromer bắt đầu chơi thân với nhà thơ người Mỹ Robert Bly, người đã chuyển thể rất nhiều bài thơ của ông sang tiếng anh. Năm 2001, nhà xuất bản Bonnier của Thụy Điển đã xuất bản song song hai phiên bản trong cuốn “Air Mail”.

Đầu năm nay, nhà xuất bản này đã cho ra mắt một tuyển tập thơ tổng hợp lại tất cả các tác phẩm của Transtromer từ năm 1954 đến 2004 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông.

"Chúng tôi đã mòn mỏi chờ đợi [1 giải Nobel] và nhiều khi gần như là vô vọng nhưng nhất quyết vẫn không từ bỏ hi vọng.” Người đại diện của nhà xuất bản Bonnier nói: “Tất cả dường như vỡ oà. Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời với rất nhiều người làm việc ở nhà sách”.

Một nhà xuất bản của Anh, Ladbrokes cho biết sự đột biến trong các đợt cá cược cuối cùng hôm qua đã đưa Transtromer được 4/6 phiếu bầu chọn cho giải Nobel.

Giải Nobel được coi là giải thưởng cao quý nhất trong văn học. Lựa chọn của Viện Hàn lâm đôi khi đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận nảy lửa trong giới văn hào trên thế giới.

Một số tác giả được trao giải trước đây rất khó hiểu kể cả với các chuyên gia về văn học trong khi có những người thì nổi đình đám với rất nhiều giải thưởng khác nữa.

Một số nhà văn nổi tiếng nhưng chưa bao giờ nhận được giải Nobel là Lev Tolstoy, Marcel Proust, James Joyce và Graham Greene.

Hoa Tạ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !