Nobel Hoà bình vinh danh đấu tranh vì bình quyền
Nobel Hoà bình vinh danh đấu tranh vì bình quyền
Hai người phụ nữ Liberia, một người là tổng thống một người kia là nhà vận động chống cưỡng bức phụ nữ và một phụ nữ Yemen dám đứng lên phản đối chế độ chuyên quyền ở Yemen đã cùng được trao giải Nobel Hòa bình năm nay. Đây là một nhận thức đánh dấu sự quan tâm đến quyền phụ nữ trong ý nghĩa của hoà bình toàn cầu.
Giải thưởng 10 triệu Kronor (1,5 triệu đô) sẽ được chia đều cho nữ tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, nhà vận động cho quyền phụ nữ Leymah Gbowee của nước này và nhà hoạt động dân chủ Tawakkul Karman của Yemen, người phụ nữ đầu tiên trong thế giới Ả Rập nhận được giải thưởng này.
Chủ tịch Uỷ ban chấm giải Nobel cho biết, giải thưởng dành cho Karman là một thông điệp gửi đi rằng phụ nữ và Hồi giáo đều đóng vai trò quan trọng trong các cuộc nổi dậy phản đối sự đồng tài của các nhà cầm quyền trong thế giới Ả Rập được gọi là “Ả Rập vùng lên”.
"Ả Rập Vùng Lên không thể thành công nếu không có sự đóng góp của những người phụ nữ trong đó”, Jagland nói.
Tawakkul Karman là phóng viên ở Yemen và cô cũng là người đi đầu phong trào "Ả Rập vùng lên" |
Karman, 32 tuổi, là thành viên của một phong trào hồi giáo có liên quan đến tổ chức Tình Huynh đệ Hồi giáo. Nhóm này bị phương tây liệt vào danh sách những mối đe dọa của nền dân chủ.
“Tôi không nghĩ vậy. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy rằng những phong trào như vậy có thể trở thành một phần tất yếu để tìm ra hướng đi”, Jagland tiếp.
Yemen là một xã hội cực kỳ bảo thủ nhưng ở cuộc nổi dậy, phụ nữ đã giữ vai trò chủ chốt và tham gia với số lượng lớn trong các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy không gặt hái được mấy thành công. Nó đã không đủ sức mạnh để lật đổ được tổng thống Ali Abdullah Saleh vì đất nước này rơi vào tình trạng bất ổn và các nhóm có vũ trang ngày càng giữ vai trò chủ đạo.
Karman là mẹ của 3 đứa con và cũng là người đứng đầu nhóm đấu tranh vì quyền phụ nữ của các nữ phóng viên. Cô là người lãnh đạo tổ chức cuộc biểu tình chống lại Saleh vào cuối tháng 1 vừa qua. Hiện tại đang sống ở thủ đô Sanaa của Yemen, cô là một phóng viên và thành viên của đảng Islah, một đảng người hồi giáo. Cha của cô từng là bộ trưởng tư pháp của chính quyền Saleh.
Không có người phụ nữ nào nhận được giải kể từ năm 2004 khi uỷ ban vinh danh Wangari Maathai, người Kenya, người đã mất tháng trước ở tuổi 71. Năm 2004 cũng là năm cuối cùng giải được trao cho một người Châu Phi.
Liberia đã bị tàn phá vì nội chiến nhiều năm cho đến năm 2003. Cuộc xung đột bắt đầu từ năm 1989 đã cướp đi 200.000 sinh mạng và đẩy nửa dân số của đất nước 3 triệu dân này ra đường. Đất nước được thành lập để giải phóng các nô lệ của nước Mỹ năm 1847 này vẫn tiếp tục phải tranh đấu để duy trì nền hoà bình mong manh với sự giúp đỡ của lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ.
Ellen Johnson Sirleaf, nữ tổng thống đầu tiên của Liberia |
Sirleaf, 72 tuổi, là thạc sĩ về quản lý hành chính công của trường Havard. Bà đã từng giữ vị trí lãnh đạo vùng của Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc và cả trong chính phủ Liberia.
Trong cuộc bầu cử năm 1997, bà về thứ hai sau lãnh chuá Charles Taylor, người được cho đã chiến thắng nhờ các “cử tri sợ hãi”. Mặc dù thua cuộc với khoảng cách rất lớn, tiếng tăm cuả bà vẫn nổi danh trong toàn quốc. Người ta gọi bà là “Bà đầm Thép”. Năm 2005, bà trở thành nữ tổng thống dân chủ đầu tiên ở Châu Phi.
Sirleaf được gọi là người đổi mới và người mang lại hoà bình ở Liberia khi bắt đầu nhậm chức.
Ca sĩ chính trong ban nhạc U2 của Anh, Bono gọi Sirleaf là một người phụ nữ “Phi thường”.
Người phụ nữ Liberia thứ 2, Gbowee, người thành lập ra nhóm phụ nữ đạo thiên chuá và đạo hồi để thách thức các lãnh chuá ở Liberia, được vinh danh vì vận động phụ nữ từ các dân tộc và các tín ngưỡng khác nhau chung sức để chấm dứt chiến tranh dai dẳng trên đất nước này và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong các cuộc bầu cử".
Leymah Gbowee là một nhà tuyên truyền chống cưỡng dâm bảo vệ phụ nữ ở Liberia |
Gbowee từ lâu đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động tuyên truyền chống cưỡng dâm. Năm 2003, bà dẫn đầu cuộc biểu tình của hàng trăm phụ nữ ở khắp Monrovia yêu cầu khai trừ quân bị những binh lính sâm phạm phụ nữ ở Liberia trong suốt 14 năm nội chiến liên tục.
Gbowee đang làm việc tại thủ đô của Ghana. Bà là giám đốc của Mạng lưới An ninh và Hòa bình Phụ Nữ Châu Phi.
Giải Nobel Hoà bình nằm trong chiến lược hỗ trợ phát triển nhắm vào quyền phụ nữ, của Na Uy.
Trong mô tả của mình, người sáng lập ra giải Alfred Nobel chỉ đưa ra những hướng dẫn rất mờ nhạt về giải hoà bình, nói rằng giải này nên vinh danh những công việc tăng cường quan hệ giữa các quốc gia, xoá bỏ hoặc giảm sự can thiệp của quân đội, và những công việc tổ chức thúc đẩy hoà bình.
Riêng giải Nobel Hoà bình được trao tại thủ đô Oslo, Na Uy. Các giải còn lại đều được trao tại Stockholm, Thụy Điển.
Hoa Tạ