NI: “Cỗ máy giết người T-14" – nỗi lo ngại của quân đội phương Tây
Xe tăng T-14 Armata của Nga. |
Thông tin trên do chuyên gia Dave Majumdar viết cho tạp chí The National Interest của Mỹ, xe tăng chạy xích T-14 của Nga đã buộc quân đội các nước phương Tây thực sự ngiêm túc tính đến khả năng phải thiết kế các mẫu xe tương tự để có thể đối phó với T-14.
Trước đó, người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Nga (Rostex) Sergey Chermezov trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí The Wall Street Journal đã nhấn mạnh rằng T-14 hiện đang được sản xuất hàng loạt.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, chi tiết ấn tượng nhất của xe tăng Armata là tổ hợp bảo vệ tích cực (KAZ) “Afgarit”. Hệ thống này sử dụng các radar quan sát vòng tròn với hệ thống quét điện tử.
Armata còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có tác dụng làm nhiễu các tín hiệu dẫn đường cho các vũ khí của đối thủ. Xe tăng dòng này cũng được trang bị các loại đạn xuyên thấu giáp giúp gia tăng đáng kể sức công phá và chống lại được các loại đạn dược của đối phương.
Trong khi đó, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược Anh lại đánh giá cao nhất chi tiết đã được cải tiến của T-14 là tháp pháo không người điều khiển.
“Sau khi được đưa vào trong biên chế trang bị của các đơn vị quân đội Nga, T-14 sẽ trở thành mẫu xe tăng đầu tiên được trang bị tháp pháo không cần người điều khiển có tổ hợp KAZ.
Kaz được sử dụng sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả tự bảo vệ, giảm hiệu hiệu quả của của các loại tên lửa có điều khiển của đối phương và các loại súng phóng lựu chống tăng khác”- báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược Anh nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo chuyên gia Dave Majumdar, các chuyên gia thiết kế Armata cũng rất chú ý đến khả năng ngụy trang cho xe tăng khi giảm thiểu mức độ radar đối phương có thể phát hiện được T-14.
Thậm chí nếu như Armata bị đối phương phát hiện và cả khi các loại đạn của đối phương đã vượt qua được tổ hợp KAZ thì hệ thống bọc thép bảo vệ tự động sẽ giảm thiểu thiệt hại cho xe tăng.
Không rõ loại bọc thép này được thiết kế từ các vật liệt gì nhưng nhiều khả năng các lớp của vỏ bọc thép được chế tạo từ vật liệu compozit gốm. Chính vì vậy, xe tăng Armata T-14 sẽ thực sự khiến các quốc gia phương Tây phải đau đầu.
Chính mẫu xe tăng này đã khiến Đức mới đây buộc phải thực hiện các động thái cải tiến đối với xe tăng Leopard-2. Sức chiến đấu của xe tăng này sẽ được củng cố đáng kể khi được trang bị súng cối 130 mm.
Berlin cũng đã bắt đầu nghiên cứu khả năng thiết kế mẫu xe tăng có thể đối phó với T-14.