Những vụ 'chiếm đảo' bằng in bản đồ lên hộ chiếu
In bản đồ lên hộ chiếu không phải là bằng chứng hợp pháp về chủ quyền
Hộ chiếu Trung Quốc có in hình bản đồ với “Đường lưỡi bò” |
Trong tranh chấp với các nước láng giềng về chủ quyền tại biển Đông, Trung Quốc không muốn Tòa án quốc tế tham gia thì việc Trung Quốc in bản đồ gồm cả “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu phổ thông mới của mình cũng không được coi là bằng chứng hợp pháp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải nếu các nước khác phản đối.
Sau khi Trung Quốc cho in bản hộ chiếu mới này, Việt Nam, Ấn Độ đều phản đối vấn đề này và từ chối đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu có “đường lưỡi bò” này của Trung Quốc, cơ quan biên phòng Việt Nam chỉ cấp thị thực rời cho những khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu có bản đồ này của Trung Quốc, thì coi như đã mặc nhận lãnh thổ đó thuộc Trung Quốc.
Bài học đắt giá từ Malaysia
Trước đó, năm 1953, Singapore đã vẽ bản đồ nước này bao gồm cả đảo Batu Puteh nằm gần Malaysia, khi đó Malaysia không phản đối gì về vấn đề này. Đảo Batu Puteh rộng khoảng 2000 mét vuông, cách Singapore gần 60km, cách Malaysia chỉ 13km, nhưng do Malaysia khi đó không phản đối gì về việc vẽ bản đồ này, nên các nước và quốc tế mặc nhiên công nhận đảo đó thuộc Singapore. Sau này , năm 1962 và năm 1979, Malaysia in lại bản đồ nước mình, gồm cả đảo Batu Puteh, Singapore đã kiện vụ việc này lên Tòa án Quốc tế, và năm 2008, Tòa án Quốc tế đã phán quyết đảoBatu Puteh thuộc chủy quyền của Singapore.
Trên thế giới, hầu như rất ít quốc gia in bản đồ vào phần chính của hộ chiếu, đặc biệt là in cả những chi tiết về phần lãnh thổ đang có tranh chấp với các nước láng giềng, bởi vi điều đó là không cần thiết, hơn nữa chúng chính là để tránh đem lại phiền hà cho bản thân người dân nước đó.
Ý định bất thành của Argentina
Bìa cuối hộ chiếu có in bản đồ của Argentina |
Argentina trước đây đã in bản đồ nước mình, bao gồm cả đảo Malvinas đang tranh chấp với Anh (Anh gọi là đảo Falkland) vào mặt cuối bìa cuốn hộ chiếu nước này. Nhưng không nước nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Argentina tại đảo Malvinas. Trước năm 2007, Anh quy định không cho phép công dân Argentina nhập cảnh vào Malvinas, nhưng sau năm 2007, Anh đã nới lỏng quy định này, với điều kiện chỉ cho phép công dân Argentina nhập cảnh với tiền bảo lãnh và đã có vé khứ hồi.
Việc 6 triệu hộ chiếu mới của Trung Quốc được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” không chỉ gặp phải sự phản đối của các nước láng giềng, mà còn gặp phải sự phản đối ngay chính trong dư luận nước này. Nhiều người cho rằng, in hộ chiếu mới như vậy chỉ gây thêm phiền hà cho người dân khi nhập cảnh vào một số nước láng giềng.