Những năm nuôi bố chồng, chúng tôi đánh rơi hạnh phúc

Tôi giận bố mẹ chồng đã thiếu công bằng, nuốt lời, giận lây sang cả chồng. Tôi hờn trách anh không nghĩ cho vợ con, gia đình riêng của mình.

Chồng tôi là con út. Ngày mới lấy nhau, chính miệng bố mẹ chồng bảo, cứ lo cho bố mẹ trăm tuổi rồi thì căn nhà đang ở cũng cho hai vợ chồng tôi. Hiếu thảo thì không bố mẹ nào để cho con cái phải thiệt thòi.

Tôi nghe xong cũng “dạ”, không nghĩ ngợi nhiều, càng chẳng quá nặng nề chuyện nhà cửa ấy. Bởi khi quen chồng tôi bây giờ, tôi cũng đã biết và chấp nhận việc anh phải lo cho bố mẹ rồi.

Thế nhưng, hôn nhân vốn chưa từng đơn giản. Mẹ chồng tôi đau ốm liên miên, mỗi tuần đều phải vô nước, truyền đạm; hàng tháng đều vào bệnh viện khám bệnh. Bố chồng tôi tính khí gia trưởng, thích giữ tiền, luôn đòi quyền lợi ưu tiên hơn hẳn trong nhà.

Thu nhập của hai vợ chồng tôi chỉ đủ thang thuốc và trang trải chi tiêu của gia đình, chẳng tích cóp được là bao. Nên khi chúng tôi vay mượn mua nhà, dọn ra riêng, việc nợ nần chồng chất là không thể tránh khỏi.

Đó là bởi khi mẹ chồng tôi mất, các anh chị em chồng và cả bố chồng đều thống nhất bán nhà ra chia chác. Số tiền ít ỏi ấy được mang ra xẻ thành nhiều khoản, dù mọi người đều đã có chỗ ở, tài sản ổn định. Phần của chồng tôi có nhỉnh hơn một chút, nhưng so với lời hứa ban đầu thì thật là phi lý.

Tôi bất mãn nhưng lẳng lặng chẳng nói gì, bởi nghĩ, bản thân cũng không cần tham thứ không thuộc về mình. Điều khiến tôi không cam tâm nhất, chính là bố chồng vẫn tiếp tục dọn về ở chung với vợ chồng tôi, lúc này chúng tôi cũng đã thêm hai đứa trẻ con lít nhít. Tại sao vẫn là vợ chồng tôi phải nuôi dưỡng bố chồng? Năm người chúng tôi chen chúc trong căn hộ nhỏ, cuộc sống đối diện với bao nhiêu là khó khăn, bất tiện…

Có ai trong cảnh nuôi người già bệnh mới hiểu... Ảnh minh họa
Chưa từng có anh chị em nào trong nhà phụ tôi vài đồng bạc nuôi bố chồng. Họ chỉ tới thăm và buông vài lời màu mè hoa lá với tôi. Ảnh minh họa

Ai ở trong cuộc mới hiểu, một ông già ngoài 70 thật sự không dễ gì phục vụ. Phải như mẹ chồng-con dâu, hẳn là cũng đỡ ngại ngần khó xử hơn. Huống gì, những năm sau này, bố chồng tôi bị lẫn, quên nhớ đểnh đoảng. Thậm chí có lúc ông còn không chịu bận đồ, cứ đòi xé hết áo quần vứt đi. Tắm gội vệ sinh cũng mất kiểm soát, đều phải do chồng tôi chăm sóc. Thế nhưng, bố vẫn rất dữ tính, có gì không vừa ý là mắng chửi nặng lời. 

Rồi thì tới lúc bố nằm liệt giường, mọi thứ đều phải có người hầu hạ. Cảnh nhà trở nên hiu hắt, túng quẫn triền miên, mùi hôi hám đeo đẳng. Gia đình nào từng trải qua bi kịch ấy rồi mới thấu, chứ ở bên ngoài nhìn vào, nói thì dễ lắm. Tôi vì thương chồng mình vất vả nên đành cam chịu, không nỡ phản ứng. Nhưng trước sự vô tâm ích kỷ, có thể nói là thờ ơ vô trách nhiệm của các anh chị bên chồng, thật sự nhiều lúc tôi chỉ muốn tung hê.

Từng ấy năm, cho tới ngày bố chồng tôi nằm xuống, chưa từng có anh chị em nào trong nhà phụ tôi vài đồng bạc. Mấy câu xã giao màu mè, thật ra tôi chẳng cần. Họa hoằn mang qua cân đường hộp sữa, thì cũng ra vẻ như sợ mẹ con tôi ăn lén mất. Thậm chí, lúc chúng tôi sửa nhà, mang bố đi gửi bên nhà chị chồng, tức là con gái ruột của bố, thì chỉ được vài hôm là chị gọi hỏi: “Khi nào qua đón bố về”.

Nói ra thì khó tin, nhưng sự thản nhiên mặc kệ của họ khiến tôi lạnh cả người.  Kiểu như “thoát” được cảnh phải trả hiếu cho bố mẹ rồi, thì nên tránh đi thật xa cho. Nếu như tôi cũng “đóng vai ác”, là một đứa con dâu nanh nọc rạch ròi, chẳng lẽ bố chồng tôi những ngày cuối đời sẽ không nơi nương tựa?

"Có phúc mặc sức mà ăn. Mình sống tốt thì mai này con cái nó đền đáp", chồng tôi viện dẫn câu ấy mỗi khi tôi cằn nhằn kể lể. Anh cũng biết là vợ con quá khổ sở mỏi mệt, nhưng cái khó của anh cũng chẳng đẩy được cho ai khác. Chồng tôi lại là mẫu người cả nể, coi trọng tình thân, nên càng không thể ép anh thẳng thắn nói “phải quấy” với người nhà.

Sự cam chịu bất công của anh khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi vì thế mà thiếu vắng đi niềm vui, hạnh phúc. Hai đứa con tôi lớn lên với một ấu thơ hụt hẫng. Tôi luôn ở trong tâm trạng bất mãn cùng câu hỏi: Vì sao mình phải chịu cảnh này?

Giá như bố mẹ chồng tôi ngày còn khỏe đã đối xử với vợ chồng tôi khác đi, thì nỗi ấm ức của tôi đã chẳng nhiều tới vậy. Tôi giận bố mẹ chồng đã thiếu công bằng, nuốt lời, giận lây sang cả chồng, trách anh không nghĩ cho vợ con, gia đình riêng của mình. Tôi nhiều lúc đã tự hỏi, phải chăng mình đã sai lầm, vào nhầm nhà, nên hoài phí cả một đời?

Gia Khánh (Bình Tân, TPHCM)

Theo www.phunuonline.com.vn

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !