Những hình ảnh chưa được công bố về bất ổn ở Kazakhstan

Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan bắt đầu từ hôm 2/1 khi người dân không hài lòng với giá khí đốt tăng cao ở nước này.

Theo đó, kể từ ngày 1/1, giá khí đốt tại Kazakhstan đã tăng từ 60 lên 120 tenge/lít (từ 0,14 - 0,28 USD). Ngay sau đó, ngày 2/1, một số cuộc biểu tình bạo loạn nhằm phản đối động thái này đã diễn ra ở tỉnh Mangistau, cũng như tại thành phố Aktau và một số thành phố khác của Kazakhstan. Sau khi xảy ra các cuộc biểu tình, nhà chức trách cam kết sẽ nỗ lực hạn chế việc tăng giá khí đốt.

Bộ trưởng Năng lượng Magzum Mirzagaliyev cũng kêu gọi các doanh nghiệp phân phối khí đốt thể hiện trách nhiệm xã hội và cùng chính phủ thảo luận phương án hợp lý nhằm đáp ứng phù hợp nguyện vọng của người dân.

Ngày 4/1, Tổng thống Kazakhsta Kassym-Jomart Tokayev đã ký sắc lệnh thực thi tình trạng khẩn cấp tại tỉnh Mangistau và thành phố Almaty từ 1h30 ngày 5/1 đến 0h ngày 19/1 tới. Tổng thống Kazakhstan nhấn mạnh quyết định này nhằm đảm bảo an ninh và an toàn xã hội, lập lại trật tự, luật pháp, cũng như bảo vệ quyền lợi của công dân.

Đến ngày 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chấp thuận để chính phủ nước này từ chức, song chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho tới khi Nội các mới được thành lập.

Cùng ngày, Tổng thống Tokayev đã yêu cầu sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trước tình hình bạo lực leo thang trong nước mà nguyên nhân được cho là do các phần tử khủng bố đứng đằng sau.

Sáng ngày 6/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng tối cao Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, đã quyết định cử các lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan.

Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết 8 cảnh sát và lính vệ binh quốc gia thiệt mạng trong các cuộc đụng độ, trong khi hai binh sĩ chết trong “chiến dịch chống khủng bố” ở sân bay Almaty.

Tổng thống Tokayev tuyên bố sẽ đáp trả mạnh tay, cáo buộc “những kẻ chủ mưu với động cơ tài chính và những phần tử trộm cướp có tổ chức” gây ra bạo loạn.

Theo ghi nhận, tại thành phố Almaty, tiếng súng nổ ra giữa quân đội và những người biểu tình. Đánh giá qua các đoạn video do những người chứng kiến ​​công bố cho thấy, các đám cháy xuất hiện rải rác trên đường phố.

Ngoài ra, trong các video khác, những người biểu tình đã đột nhập vào kho vũ khí của Ủy ban An ninh Quốc gia ở Almaty và tự trang bị vũ khí.

Được biết, sau khi chiếm giữ dinh thự của Tổng thống Kazakhstan ở Almaty những người biểu tình tiếp tục phong tỏa các con phố gần tòa thị chính và tấn công các binh sĩ, buộc họ phải cởi bỏ quân phục.

Truyền thông Kazakhstan đưa tin, nhiều người biểu tình được trang bị dùi cui và khiên tiến vào tòa nhà thị chính, trong đó có cả văn phòng thị trưởng. Theo TASS, tòa thị chính đã bốc cháy sau khi bị tấn công.

Đến nay vẫn chưa rõ ai là người cầm đầu các cuộc biểu tình này và yêu cầu của người tham gia biểu tình không rõ ràng nhưng động cơ được cho là bắt nguồn từ việc gia tăng giá khí đốt hóa lỏng trong thời gian gần đây.

Trong cuộc bạo loạn, theo số liệu mới nhất mà nhà chức trách Kazakhstan cung cấp, khoảng 500 người đã bị đánh đập ở Almaty, trong đó có 130 phụ nữ và người già. 120 phương tiện bị thiêu rụi, trong đó có 33 xe cứu thương và xe cứu hỏa.

Theo Phó thị trưởng Almaty, Yerzhan Babakumarov, chiến dịch chống khủng bố bắt đầu được kích hoạt ở thành phố để chống lại những kẻ cướp bóc và chủ mưu cuộc bạo loạn.

Một số hình ảnh về bất ổn ở Kazakhstan:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Thanh Bình (lược dịch)

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Theo Bloomberg, châu Âu có nguy cơ không có khí đốt trong hai tháng tới do băng giá và tình trạng thiếu nhiên liệu trong các kho chứa.

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !