Tuần qua, đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan, không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, mà còn khiến hoạt động kinh tế-xã hội tại nhiều quốc gia, khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 12/6, toàn thế giới có hơn 7,6 nghìn ca mắc Covid-19, trong đó số ca tử vong là hơn 424 nghìn người. Dịch bệnh tại Brazil đang nghiêm trọng nhất thế giới.
Sau một thời gian dài áp dụng biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19, chính phủ nhiều nước châu Âu hiện đã mở lại biên giới, trường học, cũng như triển khai nhiều nỗ lực khác nhau để từng bước đưa cuộc sống của người dân thích nghi hơn với “trạng thái bình thường mới”.
Mới đây, hôm 10/6, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề nghị các nước thành viên thuộc EU bắt đầu mở cửa biên giới đối với những người đến từ các nước và vùng lãnh thổ ngoài khối từ ngày 1/7 tới.
Mặc dù quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn đà Covid-19 tùy thuộc vào mỗi nước, song ông Borrell cho biết Brussels sẽ đề nghị dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng bước.
Các nước thành viên EU đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế tạm thời đối với việc qua lại biên giới trong khối, với mục tiêu khôi phục hoạt động tự do đi lại vào ngày 15/6 tới. Cuối tuần qua, các Bộ trưởng Nội vụ của 27 nước thành viên EU đã nhất trí phối hợp triển khai kế hoạch từng bước mở cửa cho những người ngoài khu vực tự do đi lại Schengen, Anh và EU.
Sau đây là bộ sưu tập những bức ảnh sống động và giàu cảm xúc nhất do RIA tổng hợp:
Nghệ sĩ biểu diễn trên đường phố ở Colombia trong một chiến dịch tuyên truyền cho người dân để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Hai người đàn ông kéo hàng trên một chiếc xe đẩy ở Honduras.
Đám tang người đàn ông da màu George Floyd được tổ chức tại Mỹ.
Khách du lịch trên bãi biển ở Sochi, Nga.
Một du khách chụp ảnh các chú mèo Maneki Neko trong Đền Tokyo Gotokuji ở Nhật Bản.
Các bác sĩ đến giúp đỡ các bệnh nhân mắc Covid-19 ở một ngôi làng nhỏ trên sông Quara ở Brazil.
Người đi xe đạp ở sa mạc Al Kudra ở Dubai.
Vận động viên chèo thuyền người Argentina Sebastian Rossi đang tập luyện chuẩn bị cho Thế vận hội trong bể bơi sau nhà.
Người dân ở Caracas xếp hàng lấy nước cho vào các thùng chứa.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở London.
Người đàn ông tắm cho con dưới cái nóng ở New Delhi.
Người dân tắm nắng tại công viên ở Moscow, sau khi nới lỏng phong tỏa.
Đua ngựa tại trường đua Chelmsford City ở Anh.
Người đàn ông trong trang phục Người Nhện tại ngã tư Shibuya ở Tokyo.
Lực lượng cứu hộ tại một vụ nổ dầu khí và hỏa hoạn ở Assam, Ấn Độ.
Thiết bị khử trùng tại lối vào một trung tâm thương mại ở Jakarta.
Khung cảnh một khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Rác thải trên bãi biển ở Panama.
Hành động của một người phản đối phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.