Những điều chưa biết về hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga

Theo hãng tin Sputnik, vào năm 1967, Mỹ đang có trong tay 32.000 đầu đạn hạt nhân, nhiều nhất trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Nga sau này phải có phương án đối phó.

Vào ngày 30/03/1967, chính phủ Liên Xô đã thành lập Lực lượng Phòng chống Tên lửa và Phòng thủ Không gian, có nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở công nghiệp và quân sự quan trọng trước tên lửa Mỹ. 

Những điều chưa biết về hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga - ảnh 1

Một trạm radar phòng không thuộc hệ thống A-135 của Nga.

Ngay từ năm 1945, các nhà khoa học và kỹ sư Liên Xô đã xem xét chế tạo các loại vũ khí đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên mãi đến năm 1953 việc nghiên cứu và phát triển mới chính thức được bắt đầu, trong bối cảnh các tướng cấp cao của Liên Xô bày tỏ quan ngại trước việc Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo.

Ngày 01/02/1956, hai dự án phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đã được trình bày, một trong số đó (có tên gọi là Sistema A) đã được chính phủ chấp thuận chế tạo. Ngày 17/08 năm đó, Liên Xô đã yêu cầu thiết lập một trung tâm huấn luyện đánh chặn tên lửa đạn đạo gần hồ Balkhash (Kazakhstan). Trung tâm này được đặt tên là Sary Shagan và cho đến nay vẫn được quân đội Nga sử dụng.

Sistema A được điều khiển bởi một hệ thống máy tính tinh vi, có thể tính toán đường bay của một quả tên lửa dựa trên ba hệ thống radar vô tuyến. Các radar này được bố trí cách nhau 170km, tạo thành một hình tam giác đều và ở giữa là hệ thống tên lửa đánh chặn V-1000.

Mặc dù các cuộc thử nghiệm ban đầu đều thất bại do khi các máy tính không thể tính toán chính xác đường bay của tên lửa đối phương, song vào ngày 04/03/1961, hệ thống phòng không đã đánh chặn thành công một quả tên lửa đạn đạo.

Ngày 01/09/1971, dựa trên Sistema A, hệ thống phòng thủ tên lửa thực sự của Liên Xô, mang tên A-35 đã được thiết lập tại các khu vực quanh thủ đô Moscow. A-35 bao gồm hệ thống chỉ huy trung ương cùng hai trạm radar vô tuyến và 4 hệ thống phóng tên lửa. Hệ thống này có thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo cách đó từ 130 đến 400km và bay ở độ cao 50 đến 400km.

Mặc dù Liên Xô có kế hoạch triển khai A-35 ở những địa điểm khác, song Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo (ABM) được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1972 chỉ cho phép các hệ thống phòng thủ tên lửa được bố trí ở hai địa điểm khác nhau. Đến năm 1974, nội dung của hiệp ước này được sửa đổi, theo đó mỗi nước chỉ được bố trí một hệ thống phòng thủ tên lửa.

Những điều chưa biết về hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga - ảnh 2

Hệ thống tên lửa phòng không A-35 của Liên Xô trước đây.

Sau đó, phiên bản nâng cấp của A-35 là A-35M được đưa vào sử dụng vào năm 1977. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất là hệ thống này có thể đánh chặn các tên lửa mang nhiều đầu đạn cùng lúc. Trong khi đó, một hệ thống phòng thủ tên lửa mới đã được phát triển, có tên là A-135 Amur và được chính thức triển khai vào năm 1990.

Theo chuyên gia quân sự Mikhail Khodarenok, hệ thống A-135 từ đó đến nay “đã được cải tiến nhiều lần, cụ thể là ở hệ thống máy tính. Nhờ đó hệ thống này có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn trước đây”. Nguyên lý hoạt động của A-135 đó là: khi vệ tinh quân sự Nga phát hiện tên lửa của đối phương được phóng đi, hai trạm radar Don-2N của A-135 ngay lập tức sẽ xác định vị trí của tên lửa này. Trong khi chờ quyết định từ các quan chức cấp cao, A-135 đã sẵn sàng đáp trả.

Hai trạm radar của A-135 đều có tầm hoạt động rất rộng. Chúng phát hiện được các tên lửa đang bay ngoài không gian từ khoảng cách 3.700km, và những dữ liệu mà chúng thu thập được sẽ được chuyển về trung tâm chỉ huy. Dữ liệu này sẽ được xử lý thêm nữa và được gửi tới các bệ phóng tên lửa. Mỗi bệ phóng đều được trang bị từ 12 đến 16 ống phóng chứa tên lửa 53T6, có thể ngăn chặn mục tiêu từ khoảng cách 60km và bay ở độ cao tối đa 45km. Tính đến năm 2016, Nga có tổng cộng 68 tên lửa 53T6.

“Một trong những đặc tính đáng chú ý đó là mọi hoạt động của A-135 đều hoàn toàn tự động, bao gồm quá trình xác định mục tiêu, phóng tên lửa cũng như điều chỉnh hướng bay của tên lửa đánh chặn”, ông Khodarenok nói. Ông cũng khẳng định rằng A-135 có thể phân biệt được tên lửa thật và tên lửa đánh lạc hướng mà đối phương phóng đi.

Mặc dù A-135 là một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả, nó đang dần bộc lộ tuổi tác của mình. Trong tương lai, A-135 sẽ được thay thế bằng hệ thống A-235 Nudol. Những thông tin về A-235 hiện đang được Quân đội Nga giữ rất kín. Dựa trên những gì ít ỏi được biết, hệ thống phòng không mới sẽ có tầm bắn xa hơn và có độ chính xác cao hơn A-135.

Những điều chưa biết về hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga - ảnh 3

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Trong tương lai, phiên bản mới của nó là S-500 sẽ được đưa vào sử dụng.

Theo ông Khodarenok, một hệ thống phòng không sẽ không thể đảm bảo nước Nga được an toàn hoàn toàn trước một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn, trong khi hệ thống này chỉ có thể ngăn chặn được một số lượng tên lửa đạn đạo có hạn. Ngoài ra, do vị trí của nó là cố định, đối phương có thể xác định tọa độ của hệ thống phòng thủ này.

“Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được khắc phục sau khi hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-500 được đưa vào sử dụng. S-500 là một thiết bị di động, có thể nhanh chóng thay đổi vị trí của mình và do đó có thể được triển khai ở nhiều nơi trên toàn quốc”, ông Khodarenok nhận định.

Vào tháng 2 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết, phiên bản thử nghiệm đầu tiên cảu S-500 sẽ được ra mắt vào năm 2020. Hệ thống này được cho là có thể ngăn chặn mọi mục tiêu đang bay của đối phương (trong đó bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo). Tầm bắn của nó sẽ vào khoảng 600km và có thể tiêu diệt 10 tên lửa đạn đạo cùng lúc của đối phương.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !