Những điều cần biết về thỏa thuận hạt nhân Iran

Sau hàng loạt vòng đàm phán, hôm 14/7, Iran và 6 cường quốc hạt nhân thế giới đã đạt được một thỏa thuận mang tính lịch sử nhằm hạn chế các chương trình phát triển hạt nhân tham vọng của Tehran.

Câu hỏi được đặt ra là điều gì đang bị đe dọa? Thỏa thuận này mang ý nghĩa gì? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Dưới đây là những câu hỏi được CNN đặt ra cho thỏa thuận mang tính lịch sử này. 

Những điều cần biết về thỏa thuận hạt nhân Iran - ảnh 1

Các quan chức tham gia đàm phán hạt nhân với Tehran.

Thỏa thuận này là gì?

Cuối cùng, giới chức ngoại giao Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đã hoàn tất một thỏa thuận với Iran, nhằm ngăn chặn quốc gia này phát triển vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Iran sẽ được gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận kinh tế và được tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân hòa bình.

Thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc hạt nhân thế giới (nhóm P5+1) sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết chấp thuận thỏa thuận này.

Chi tiết của bản thỏa thuận

Hiện, văn bản cuối cùng vẫn chưa được công bố. 

Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Sau 2 năm đàm phán, Mỹ và cộng đồng quốc tế đã đạt được một thỏa thuận lâu dài toàn diện với Iran nhằm ngăn chặn Tehran sản xuất vũ khí hạt nhân". 

Cả Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định nếu Iran không thực hiện đúng theo những điều trong thỏa thuận quy định, lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế sẽ lại được áp dụng. 

Theo Tổng thống Obama, các cuộc thanh tra cơ sở hạt nhân của Iran sẽ thường xuyên được tổ chức và các biện pháp phòng ngừa vẫn sẽ được duy trì trong những năm tới. 

Trang web của Nhà Trắng còn giải thích rõ rằng thỏa thuận mới sẽ ngăn chặn "mọi con đường tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran". 

Trong khi đó, Tổng thống Hassan Rouhani miêu tả thỏa thuận này như một chiến thắng giành cho Iran. Theo đó, 4 mục tiêu do Tehran đặt ra đều nằm trong thỏa thuận mới. 

Ông Rouhani nhấn mạnh mục tiêu của Iran là duy trì các hoạt động và thành tựu hạt nhân, gỡ bỏ các lệnh cấm vận "vô nhân đạo", gỡ bỏ lệnh trừng phạt "bất hợp pháp" của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) và để chắc chắn hồ sơ hạt nhân của Iran được loại bỏ khỏi Chương 7 trong hiến chương LHQ. 

Hãng thông tấn ISNA của Iran cho hay sau hàng tháng gấp rút tiến hành đàm phán tại Vienna, Áo, bản thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc thế giới có nội dung dài tới 100 trang và có thêm 5 trang phụ lục.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Chính quyền của Tổng thống Obama sẽ đệ trình bản thỏa thuận lên Quốc hội. Theo đó, Quốc hội Mỹ có 60 ngày để xem xét thỏa thuận. Đây sẽ là cơ hội để các nghị sĩ đối lập có thời gian đào sâu vào những chi tiết trong thỏa thuận và phản bác lại ý kiến của chính quyền Tổng thống Obama.

Tuy nhiên, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Obama nhấn mạnh: "Tôi sẽ phủ quyết mọi hành động ngăn chặn việc thi hành thỏa thuận này một cách thành công". 

Tại Tehran, thỏa thuận này cũng cần được lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei thông qua. 

Còn hiện tại, việc các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ như thế nào vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Tại sao đàm phán lại kéo dài?

Sau khi các vòng đàm phán được tiến hành từ năm 2013, một thỏa thuận khung đã được soạn thảo hồi tháng Tư năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, các cuộc thảo luận vẫn không thể đưa ra được những chi tiết cuối cùng. 

Hôm 13/7, chướng ngại lớn nhất đối với cuộc đàm phán xuất hiện khi Iran yêu cầu được dỡ bỏ lệnh cấm phát triển vũ khí thông thường cùng với các loại tên lửa. Nga đã ủng hộ yêu cầu của Iran nhưng các quan chức Mỹ phản đối. 

Những điều cần biết về thỏa thuận hạt nhân Iran - ảnh 2

Người dân Iran ăn mừng sau khi các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận khung hồi tháng Tư.

Mối nguy hiểm là gì?

Dù đạt được thỏa thuận hạt nhân, phương Tây và Israel vẫn lo ngại vũ khí hạt nhân của Iran sẽ gây ra tình trạng leo thang căng thẳng và rối loạn ở Trung Đông. Bởi Iran lâu nay vẫn bị cáo buộc là nhà tài trợ vũ khí cho các lực lượng khủng bố. Quan điểm Tehran sở hữu các loại vũ khí hạt nhân cũng đã xuất hiện trong giới chức phương Tây và Israel suốt một thời gian dài. 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo tham vọng của Iran là mở rộng tầm ảnh hưởng và tiêu diệt Israel. Một giới chức Nhà Trắng cho hay sau khi thỏa thuận mới được công bố, Tổng thống Obama đã kêu gọi Thủ tướng Netanyahu tham gia thảo luận về thỏa thuận này. 

Những đề xuất gì đã được đưa ra?

Trong ít nhất 10 năm qua, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đề ra một thỏa thuận nhằm giảm bớt mối lo về khả năng Iran sử dụng công nghệ hạt nhân để sản xuất nhiên liệu tạo bom nguyên tử. 

Nhóm P5+1 yêu cầu được thanh sát các nhà máy hạt nhân của Iran. Về phần mình, Iran muốn nhanh chóng chấm dứt các biện pháp trừng kinh tế ngay khi thỏa thuận được ký kết và mong muốn thỏa thuận này sẽ bảo toàn quyền phát triển chương trình hạt nhân với mục đích hòa bình.

Theo Nhà Trắng, thỏa thuận này sẽ tăng khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng cho tới một năm mà Iran cần để sản xuất đủ nhiên liệu uranium làm giàu độ cao nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. 

Tác động tới giá khí đốt?

Sau cuộc đàm phán ở Vienna hôm 14/7, giá dầu thô đã giảm 2,3% xuống còn 50,98 USD/thùng. Theo công ty tư vấn FACTS Global Energy, các chuyên gia cảnh báo thỏa thuận này sẽ dẫn tới một cơn "lũ dầu" từ Iran – thị trường đang dự trữ 30 triệu thùng dầu thô và sẵn sàng xuất khẩu khắp thế giới.

Tiến trình đàm phán

Các cuộc đàm phán được tiến hành sau cuộc bầu cử năm 2013 tại Iran. Tổng thống Rouhani được xem là người giúp hâm nóng quan hệ với phương Tây và chủ động tìm cách chấm dứt lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế với Tehran. 

Trong bài phát biểu trực tiếp hôm 14/7, ông Rouhani nói: "Các nhà đàm phán đã đạt được một thỏa thuận tốt đẹp và tôi xin thông báo với người dân rằng mong ước của chúng ta đã trở thành sự thật". 

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2007, ông Obama cho biết ông sẽ mở rộng cơ hội thảo luận với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. 

Các cuộc đàm phán hồi tháng 11/2013 đã đi tới một thỏa thuận tạm thời mang tên "Kế hoạch hành động chung". Nội dung của bản thỏa thuận này là xóa bỏ một số lệnh trừng phạt kinh tế với Iran và đổi lại Tehran ngừng phát triển chương trình hạt nhân. 

Theo giới quan sát quốc tế, Iran đã tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận tạm thời và tới nay, một thỏa thuận toàn diện hơn và lâu bền hơn đã được thông qua. 

Ai mong chờ?

Các nhà đàm phán Iran rất muốn Tehran thoát khỏi những biện pháp trừng phạt làm ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia lâu nay. Các lệnh cấm vận từ cộng đồng quốc tế đã làm giảm một nửa sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran.  

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nhận xét: "Tôi tin đây là một thời khắc mang tính lịch sử mặc dù nó không hoàn toàn hoàn hảo".

Giới lãnh đạo phương Tây thì hy vọng thỏa thuận mới sẽ là cách tốt nhất để ngăn Iran trở thành một cường quốc hạt nhân. 

Ai phản đối?

Đảng Cộng hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cho rằng thỏa thuận này là sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh. Ả Rập Xê-út lo ngại những ưu thế mà Iran giành được qua bản thỏa thuận mới bởi lâu nay Tehran bị coi là “đối thủ trong khu vực” của Ả Rập Xê-út. 

“Thỏa thuận này là một sai lầm lịch sử đối với thế giới. Nó sẽ mở đường cho Iran tiến tới xây dựng một kho vũ khí hạt nhân ”, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh. 

Thậm chí, các giáo sĩ bảo thủ ở Iran phản đối bất cứ thỏa thuận nào có động thái cấm đoán bởi họ cho rằng Iran có quyền tự do phát triển hạt nhân. 

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.


MINH THU (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !