Những dấu mốc quan trọng của nữ Tổng thống Hàn Quốc vừa bị phế truất

Vào 11h sáng ngày 10/3 (tức 9h sáng giờ Việt Nam), Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức ra phán quyết ủng hộ kiến nghị luận tội Tổng thống Park Geun-hye, khiến bà mất quyền lãnh đạo vĩnh viễn và không thể hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm của mình.

Reuters đưa tin, bà Park, 65 tuổi, vừa là nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa là lãnh đạo đầu tiên của quốc gia này buộc phải kết thúc sớm nhiệm kỳ tại Nhà Xanh. Theo luật Hiến pháp Hàn Quốc, một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày kể từ ngày phế truất bà Park.

Dưới đây là những mốc thời gian chính trong vụ bê bối của bà Park Geun-hye cũng như những sự kiện nổi bật trong cuộc sống và sự nghiệp chính trị của nữ chính trị gia quyền lực này.

Những dấu mốc quan trọng của nữ Tổng thống Hàn Quốc vừa bị phế truất - ảnh 1

Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc cũng là người đầu tiên bị phế truất khi chưa kết thúc nhiệm kỳ. Nguồn: Toronto Star

1974: Mẹ của bà Park bị giết bằng một viên đạn của kẻ sát nhân mang tư tưởng ủng hộ Triều Tiên khi tên này có ý định ám sát cha của bà là Tổng thống Park Chung-hee. Sau đó, bà Park trở thành người tháp tùng cha trong các sự kiện quan trọng thay thế cho mẹ mình.

1979: Cha của bà Park bị ám sát bởi một quan chức tình báo bất bình với chính quyền.

1998: Bà Park quay trở lại với cuộc sống chính trị sau nhiều năm sống tách biệt. Bà trở thành thành viên quốc hội với lời thề sẽ cứu đất nước khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lúc bấy giờ.

2004: Bà Park được bầu làm lãnh đạo với một thắng lợi gây chia rẽ trong cuộc bầu cử ở Quốc hội.

2006: Một kẻ ám sát đã tấn công bà Park bằng dao khiến bà bị thương ở má trong cuộc vận động tranh cử.

2012: Bà Park giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn đầu tiên ở đảng của mình và trở thành ứng viên Tổng thống, đánh bại ứng viên tự do Moon Jae-in.

Ngày 25/2/2013: Bà Park tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, hứa hẹn một kỷ nguyên của sự hy vọng.

Ngày 16/4/2014: Vụ chìm phà Sewon khiến 304 người thiệt mạng, hầu hết là học sinh, đã khiến chính phủ của bà Park chịu nhiều chỉ trích vì không hành động kịp thời.

Ngày 25/10/2016: Các công tố viên Hàn Quốc bắt giữ bà Choi, nghi phạm trong cáo buộc lợi dụng quan hệ thân thiết với Tổng thống để gây ảnh hưởng lên các vấn đề đối nội.

Ngày 4/11/2016: Bà Park thực hiện lời xin lỗi thứ hai trên truyền hình, khẳng định bà sẽ chịu trách nhiệm nếu bị tòa án kết tội.

Ngày 20/11/2016: Các công tố viên truy tố bà Choi các tội danh lạm dụng quyền lực và cố ý lừa đảo.

Ngày 29/11/2016: Trong lần xin lỗi thứ ba trước công chúng, bà Park đã đề nghị Quốc hội quyết định thời gian và cách thức để bà rời khỏi chính phủ sau bê bối nói trên.

Ngày 9/12/2016: Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội bà Park. Bà buộc phải từ bỏ quyền lực trong khi chờ quyết định cuối cùng của Tòa án Hiến pháp về đề nghị của Quốc hội. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn trở thành quyền Tổng thống Hàn Quốc.

Ngày 1/1/2017: Bà Park phủ nhận mọi sai lầm, gọi các cáo buộc này là “bịa đặt và sai sự thật”.

Ngày 17/2: Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee bị bắt vì vai trò trong vụ bê bối nói trên.

Ngày 28/2: Công tố viên đặc biệt buộc tội ông Lee và các lãnh đạo công ty khác tội danh tham nhũng và hối lộ.

Ngày 6/2: Công tố viên đặc biệt cho biết bà Park đã câu kết với bà Choi để nhận hối lộ từ Tập đòan Samsung. Đây là bằng chứng quan trọng dẫn đến phán quyết cuối cùng của Tòa án.

Ngày 9/3: Phiên tòa của ông Lee bắt đầu xét xử các tội danh hối lộ và tham nhũng. Theo đó, tòa án chỉ ra bằng chứng ông Lee đã cam kết đưa 37,24 triệu USD cho bà Choi.

Ngày 10/3: Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết ủng hộ đề nghị của Quốc hội luận tội bà Park, chính thức buộc bà phải rời khỏi vị trí Tổng thống.

Những dấu mốc quan trọng của nữ Tổng thống Hàn Quốc vừa bị phế truất - ảnh 2

Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối bà Park trước thời khắc Tòa án Hiến pháp ra phán quyết. Nguồn: Yahoo News

Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là người lớn nhất trong số ba anh chị em. Bà sống tại dinh tổng thống, thường được gọi là Nhà Xanh, từ năm 1964 sau khi cha bà nắm quyền từ cuộc đảo chính quân sự năm 1961. Vị tổng thống quân sự được ca ngợi vì thành tựu phát triển kinh tế và nền công nghiệp nhanh chóng từ đống đổ nát sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, nhưng cũng bị lên án vì việc đàn áp những người đòi dân chủ.

Bà Park học đại học tại Đại học Sogang năm 1970, chuyên ngành kỹ thuật điện tử, một ngành khá ít phụ nữ thời bấy giờ theo học. Sau khi tốt nghiệp, bà đến Pháp năm 1974 để tiếp tục sự nghiệp học hành nhưng đã nhanh chóng về nước tháng 8 năm đó khi mẹ của bà, bà Yook Young-su, thiệt mạng trong vụ ám sát nhằm vào tổng thống Park Chung-hee.

Bà Park chưa bao giờ kết hôn và bà cũng từng nói bà kết hôn với đất nước và cam kết sẽ chỉ nghĩ về hạnh phúc của nhân dân.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !