Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine

Giành lại Crimea không mất một viên đạn và miền đông Ukraine vẫn đang đối đầu Kiev để "dịch về" phía Mátxcơva. Vậy Tổng thống Vladimir Putin đã dùng những chiến thuật gì để giành lợi thế ở Ukraine?

Các chiến thuật quân sự

Trong nhiều tuần qua,  phương Tây liên tục cáo buộc Nga điều động hàng chục nghìn binh sĩ tới sát biên giới với Ukraine. Mặc dù con số cụ thể hiện vẫn là điều bí mật -  40.000, 60.000 hoặc 80.000 - nhưng điều đó đủ để Mátcơva đạt được một số mục tiêu của mình về “người anh em” Ukraine.

Cụ thể, Nga luôn tuyên bố sẽ cố gắng không can thiệp quân sự vào Ukraine, nhưng việc hàng chục nghìn binh sĩ nước này luôn “túc trực” sát biên giới với Ukraine cũng đủ để uy hiếp tinh thần một quân đội Ukraine yếu ớt và thiếu tài chính trầm trọng. 

Cũng trong thời gian này, quân đội Nga đã phô trương một loạt vũ khí, khí tài cá nhân hiện đại, thể hiện ưu thế vượt trội so với các binh sĩ Ukraine được trang bị nghèo nàn. Kết quả là trong khi các xe tăng của quân đội Ukraine “ầm ầm” kéo tới miền đông Ukraine, lực lượng này nhanh chóng đầu hàng, giao nộp các phương tiện này cho các tay súng ở đây và đào ngũ sang phía Nga.

Ngoài ra, việc Nga điều động binh sĩ tới sát biên giới Ukraine cũng khiến lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine tự tin và bạo dạn hơn. Mặc dù thỏa thuận Geneva về Ukraine được kí hôm 17/4 yêu cầu các lực lượng thân Nga rời các tòa nhà chính quyền ở miền đông nhưng tới nay lực lượng này tỏ ra phớt lờ thỏa thuận trên và tiếp tục chiếm đóng các tòa nhà. Lực lượng này chỉ rời đi sau khi Washington gây sức ép với Mátxcơva.

Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine - ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo tác giả David Blair trên tờ Telegraph (Anh), giới lãnh đạo Ukraine đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về  đông Ukraine. Nếu họ quyết định dùng bạo lực và khiến người Nga ở khu vực này thiệt mạng, ông Putin sẽ lấy đó làm cớ để can thiệp quân sự.

Chiến thuật quân sự thứ hai mà các nhà phân tích phương Tây cáo buộc ông Putin áp dụng là âm thầm đưa các lực lượng đặc nhiệm tới miền đông Ukraine.

Trên tạp chí Slate (Mỹ), tác giả Anne Applebaum cho biết lực lượng thân Nga ở miền đông được các binh sĩ đặc nhiệm Nga mặc quân phục không có phù hiệu hướng dẫn và “các nhà hoạt động” ở đây được các lực lượng Nga chỉ đạo qua điện thoại.  Lực lượng thân Nga ở miền đông được cung cấp phương tiện và vũ khí của Nga, mặc dù không phải là xe tăng và máy bay. Không thực hiện các cuộc ném bom bất ngờ, lực lượng này tổ chức các cuộc tấn công có hệ thống và có tổ chức vào các sở cảnh sát, hội đồng thành phố và sân bay.

Theo Applebaum, không giống như Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Iraq, Nga chuẩn bị cho khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine với các mục tiêu linh hoạt hơn. Mátxcơva luôn chuẩn bị tinh thần thay đổi chiến thuật quân sự bất kỳ lúc nào, tùy thuộc vào sự phản kháng của Kiev. Mục tiêu lâu dài của Nga là sát nhập miền đông và miền nam Ukraine vào nước này.

Các chiến thuật kinh tế

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, loại “vũ khí” then chốt được Putin sử dụng chính là năng lượng: tăng mạnh giá khí đốt để khiến một Ukraine chìm ngập trong nợ nần phải “quỳ gối”.

Trong khi số liệu của chính quyền Nga cho thấy Ukraine nợ Mátxcơva 16 tỷ USD tiền khí đốt tự nhiên, công ty dầu khí nhà nước Gazprom của Nga đã tăng giá gas bán cho Ukraine lên 81% từ 268,5 USD/1.000m3 lên thành 485,5 USD/1.000m3. Chính quyền Putin tuyên bố lí do của việc tăng giá khí đốt là Kiev không chịu trả các khoản nợ đối với Nga.

Không chỉ có vậy, chính quyền Nga còn yêu cầu Ukraine thanh toán trước các hợp đồng mua khí đốt. Chính quyền Ukraine phản đối gay gắt động thái trên của Nga và gọi đây là hành động “không thể chấp nhận được”, là “sự xâm lăng về kinh tế”.

Nhưng có vẻ Nga hoàn toàn có cơ sở khi dùng vũ khí kinh tế với Ukraine.

Sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ diễn ra triền miên, nền kinh tế Ukraine đứng bên bờ vỡ nợ do thâm hụt ngân sách lớn và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm 9%. 

Trong bối cảnh xuất khẩu sang Nga chiếm gần 1/4 tổng  kim ngạch xuất khẩu của Ukraine và đóng góp khoảng 8% GDP của Ukraine, rõ ràng các biện pháp trừng phạt về kinh tế của Nga sẽ “giáng một đòn mạnh” vào quốc gia này.

Rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng, chính quyền Ukraine trở nên yếu ớt trước tình trạng rối loạn ở các vùng miền đông.

Sau khi lực lượng thân Nga chiếm đóng các tòa nhà chính quyền ở các tỉnh Donetsk, Kharkiv, Lugansk, chính quyền Ukraine đưa ra những lời đe dọa rất gay gắt nhưng cuối cùng lại đề nghị tăng quyền tự trị và giảm quyền lực của chính quyền trung ương cho các vùng của Ukraine.

Ngay cả khi Kiev quyết định điều động quân đội trấn áp các cuộc biểu tình ở miền đông, các binh sĩ Ukraine tuyên bố “không tuân thủ các mệnh lệnh hay bắn vào những người (biểu tình) này”. Các binh sĩ này nhanh chóng giao nộp vũ khí và đào ngũ sang phía Nga.

Không chỉ dùng “đòn” kinh tế với Ukraine, chính quyền Putin còn dùng “con bài” năng lượng để khống chế liên minh châu Âu, các quốc gia đang lệ thuộc nặng nề vào nguồn khí đốt từ Nga. Sự lệ thuộc này là một phần quan trọng kìm hãm Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương, với nhiều thành viên là các quốc gia châu Âu, hành động chống lại Nga.

Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu, NATO luôn lên án “mối đe dọa” từ nước Nga. Hôm 16/4, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay khối này đã tăng cường hiện diện quân sự tại các quốc gia Đông Âu giáp Nga để đối phó với “sự hung hăng” của Nga ở Ukraine. Ông Rasmussen cũng cảnh báo NATO sẽ có “thêm nhiều hành động nữa nếu cần thiết”.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng bất chấp những lời đe dọa gay gắt, NATO sẽ không “nhúng tay” vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ukraine không phải là một thành viên của NATO nên khối này không có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine nếu Nga tấn công. Ngoài ra, bản thân NATO đang gặp nhiều vấn đề do cắt giảm chi tiêu của các quốc gia châu Âu. 

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia đóng vai trò lãnh đạo NATO, không tỏ ra “hào hứng” về một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở nước ngoài. Do đó, như lời nhận định của tác giả Con Coughlin trên tờ Telegraph (Anh), nếu Mátxcơva quyết định tấn công Ukraine, NATO sẽ chẳng có hành động gì ngoài việc lên án và thông qua nghị quyết phản đối Nga ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Những chiến thuật thông minh của Putin ở Ukraine - ảnh 2

Những người biểu tình thân Nga ở miền đông Ukraine.

Các chiến thuật tình báo

Ngoài hai “vũ khí” quan trọng hàng đầu là quân sự và kinh tế, Tổng thống Putin đã sử dụng rất nhiều chiến thuật tình báo nhằm giành lợi thế trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Phương Tây cáo buộc Mátxcơva điều hàng nghìn nhân viên tình báo sang miền đông Ukraine để kích động các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Valentyn Nalyvaichenko, Giám đốc Cục an ninh quốc gia Ukraine, cho hay trong nhiều năm, Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đã âm thầm xây dựng các mạng lưới ngầm và bây giờ là lúc Mátxcơva sử dụng mạng lưới này để chiếm các vùng miền đông Ukraine.

Nikolas Gvosdev, một chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng các hoạt động tình báo của Nga ở miền đông Ukraine không chỉ cho thấy “bóng dáng” của Tổng thống Putin mà nhiều chiến thuật còn giống những gì tình báo Liên Xô từng áp dụng.

“Những gì mà chúng ta chứng kiến không chỉ là các hoạt động và năng lực tình báo vốn có của hệ thống tình báo Nga, mà chúng ta còn có thể nhận thấy sự ủng hộ nhiệt tình của Putin đối với các chiến thuật này”, ông nhận xét.

“Một số chiến thuật có từ thời kì Liên Xô, khi đó tình báo Liên Xô tập trung vào cách thức tổ chức các nhóm “tiền phương” để che đậy ý đồ thực sự. Một yếu tố quan trọng khác là cách thức tổ chức mọi thứ làm sao để anh có thể “phủi trách nhiệm một cách khéo léo”, ông nói tiếp.

Một thực tế là Tổng thống Putin từng là nhân viên KGB (Cơ quan tình báo Liên Xô) trong 17 năm và từng giữ hàm cấp trung tá trong lực lượng này.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !