Những câu hỏi không phải ai cũng biết về Nobel Hòa bình

Năm nay, danh sách các ứng viên cho giải thưởng Nobel Hòa bình rất đa dạng, từ các chính khách, thầy tu, bác sĩ sản khoa cho đến một tờ báo.

Liệu Thủ tướng Đức, Angela Merkel có được vinh danh vì chính sách nhân đạo với người nhập cư hay giải thưởng sẽ thuộc về Mussie Zerai, một cha xứ ở Eritrea vì những việc ông đã làm cho người tị nạn ở châu Âu? 

Trong quá khứ, Ủy ban trao giải thường đề cử các tổ chức nhưng năm nay, Novaya Gazeta, một tờ báo độc lập của Nga là một ngoại lệ khi nằm trong danh sách ứng cử viên.

Giải Nobel Hòa bình đã vinh danh hàng trăm nhân tài kể từ khi lần đầu tiên được đưa ra năm 1901. Song, giải thưởng này cũng gây ra nhiều tranh cãi, mâu thuẫn và đôi khi là những lời đồn đoán khá nghiêm trọng.

1. Bà Auang San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập Myanmar, đã ở đâu khi được trao giải Nobel Hòa bình?

Bà Aung San Suu Kyi chịu sự quản thúc tại nhà riêng ở Yangon, Myanmar bởi đảng cầm quyền khi bà được xướng tên là chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã tới Olso (Na uy) nhận giải 21 năm sau đó.

Những câu hỏi không phải ai cũng biết về Nobel Hòa bình - ảnh 1

Bà Auang San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập Myanmar. Nguồn: Getty

2. Robert E.Lucas Jr., người dành giải Nobel Kinh tế năm 1995, đã làm gì với tiền thưởng trị giá 1 triệu USD?

Khi ông Lucas và vợ cũ là bà Rita C.Lucas ly hôn, bà Rita đã ra một điều kiện rằng, nếu ông thắng giả Nobel trong vòng 7 năm sau đó thì ông Lucas sẽ phải chia tiền thưởng với vợ mình. Và điều này đã trở thành sự thật.

Những câu hỏi không phải ai cũng biết về Nobel Hòa bình - ảnh 2

Robert E.Lucas Jr., người dành giải Nobel Kinh tế năm 1995. Nguồn: Reuters

3. Có nhiều lời đồn đoán xung quanh việc tại sao ông Alfred Nobel không trao giải cho ngành toán học và đâu là lời đồn phổ biến nhất (nhưng cũng có thể không chính xác)?

Lời đồn phổ biến nhất đó là người tình của ông Nobel có mối quan hệ ngoài luồng với một nhà toán học người Thụy Điển. Do lo rằng nhà toán học này có thể giành được giải thưởng, ông Nobel đã loại bỏ môn toán khỏi danh sách trao giải. Tuy nhiên, bí mật này cho đến nay vẫn chưa được xác nhận tính chân thực.

Những câu hỏi không phải ai cũng biết về Nobel Hòa bình - ảnh 3

Alfred Nobel không trao giải cho ngành toán học. Nguồn: Nobel Foundation

4. Giải Nobel nào không được trao ở Thụy Điển?

Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được trao ở Olso, Na Uy. Theo di chúc của Alfred Nobel, ông tuyên bố giải Hòa bình phải do một ủy ban của Na Uy trao thưởng.

5. Ai là người trẻ nhất từng được giải Nobel Hòa bình?

Malala Yousafzai mới 17 tuổi khi giành giải Nobel Hòa bình năm 2014 vì chiến dịch giáo dục dành cho các bé gái. Malala đã chia sẻ giải thưởng với Kailash Satyarthi.

6. Người nào từ chối nhận giải Nobel Hòa bình?

Nhà ngoại giao Việt Nam, Lê Đức Thọ đã được xướng tên ở giải Nobel Hòa bình vùng với Henry A. Kissinger năm 1973 vì những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng vì “Hòa bình vẫn chưa được lập lại ở đất nước tôi”.

Những câu hỏi không phải ai cũng biết về Nobel Hòa bình - ảnh 4

Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger trong buổi ký tắt Hiệp định Geneva 1973. Nguồn: Wikipedia

7. Vị lãnh đạo thế giới nào được trao giải Nobel Văn học?

Thủ tướng Anh Winston Churchill đã giành được giải Nobel Văn học năm 1953.

8. Lãnh đạo nổi tiếng nào chưa từng nhận được giải Nobel Hòa bình?

Mohandas K. Gandhi, Martin Luther King Jr., Mẹ Teresa hay Desmond Tutu đều là những nhân vật nổi tiếng của thế giới. Song trong số 4 người này, chỉ có ông Mohandas K. Gandhi, anh hùng dân tộc Ấn Độ, là chưa được vinh danh ở giải thưởng Nobel Hòa bình.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ The New York Times. Đây là một nhật báo trực thuộc Công ty New York Times, được phong tặng tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và được xem là tờ báo danh giá (newspaper of record) và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !