Những bí mật mới hé lộ về chương trình theo dõi cả thế giới của Mỹ

Hôm 20/8, Thời báo phố Wall (Wall Street Journal-WSJ) đã dẫn lời các quan chức thân cận với các chương trình giám sát của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cho thấy, NSA có thể tiếp cận sâu vào cơ sở hạ tầng viễn thông và có thể truy cập tới 75% lưu lượng truy cập Internet của Mỹ. Bên cạnh đó, có nhiều thông tin mới về chương trình này cũng đã được tiết lộ.

Nguồn tin của WSJ cho hay, mặc dù hệ thống giám sát của NSA là nhằm thu thập thông tin liên lạc nước ngoài, nhưng nó cũng can thiệp vào cả nội dung email và những thông tin điện tử khác, cũng như các "siêu dữ liệu" của người Mỹ.

Hệ thống này có từ trước khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nhưng cho đến nay đã được mở rộng ra rất nhiều.

Báo cáo của WSJ có gì mới?

Những thông tin trước đây cho rằng chương trình giám sát viễn thông ở Mỹ tập trung vào các cống giao tiếp quốc tế hay chương trình giám sát mạng lưới viễn thông Mỹ chỉ thu thập siêu dữ liệu theo một chương trình đã kết thúc từ năm 2011.

Những bí mật mới hé lộ về chương trình theo dõi cả thế giới của Mỹ - ảnh 1
NSA có thể tiếp cận sâu vào cơ sở hạ tầng viễn thông và có thể truy cập tới 75% lưu lượng truy cập Internet của Mỹ.

Tuy nhiên, báo cáo mới của WSJ thì lại cho rằng NSA đã cùng với các công ty viễn thông xây dựng một hệ thống có thể tiếp cận sâu vào mạng xương sống Internet của Mỹ và có thể truy cập tới 75% lưu lượng trong nước, bao gồm không chỉ các siêu dữ liệu mà còn cả những nội dung giao tiếp trực tuyến. Báo cáo cũng giải thích cách thức NSA dùng các thuật toán và các kỹ thuật để sàng lọc dữ liệu và tìm kiếm thông tin liên quan đến điều tra tình báo nước ngoài.

Hệ thống giám sát này là gì và hoạt động ra sao?

Bằng cách sử dụng hệ thống trên cùng với một lệnh cho phép của Tòa án, NSA có thể ra lệnh cho hệ thống cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

Các công ty viễn thông cũng có một hệ thống được thiết kế để ít nhất có thể lọc và gửi luồng dữ liệu đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của NSA tới các máy chủ của NSA. Sau đó những dữ liệu này sẽ được lọc theo các ‘bộ chọn’, có thể là một tập hợp các địa chỉ IP và đưa ra các dữ liệu phù hợp.

NSA không cần tiếp cận vào hệ thống dữ liệu chưa được lọc của các công ty viễn thông, hay của bất kì ai, nhưng vẫn có thể lấy được những thông tin cần thiết.

Hệ thống hoạt động thế nào?

Nói chung, hệ thống sẽ sao chép dữ liệu chạy qua hệ thống Internet của Mỹ và sau đó đưa qua một loạt các bộ lọc. Những bộ lọc này được thiết kế để có thể sàng lọc thông tin có liên quan đến ít nhất một người bên ngoài nước Mỹ và có thể có giá trị tình báo nước ngoài. Những thông tin chạy qua các bộ lọc sẽ được chuyển tới NSA, những thông tin không đáp ứng sẽ bị loại bỏ.

Những bí mật mới hé lộ về chương trình theo dõi cả thế giới của Mỹ - ảnh 2
Edward Snowden, người đã tiết lộ những chương trình giám sát của chính phủ Mỹ.

Cụ thể hơn, theo những nguồn tin thân cận, có hai phương pháp thường được sử dụng:

Một là, dữ liệu truy cập Internet sẽ được sao chép vào một hệ thống xử lý tương tác với các hệ thống của NSA, và được chọn lọc dựa trên các thông số của NSA.

Hai là, các công ty viễn thông sẽ lập chương trình định tuyến để làm nhiệm vụ lọc ban đầu và gửi dữ liệu sao chép được đi. Dữ liệu này sẽ đi vào một hệ thống xử lý sử dụng các thông số NSA để thu hẹp phạm vi dữ liệu.

Những loại thông tin nào được giữ lại hay loại bỏ?

Bộ lọc ban đầu có thể lấy những dữ liệu như loại thông tin đang được gửi đi. Ví dụ, video tải về từ YouTube có thể sẽ không được quan tâm nhiều, vì vậy chúng có thể loại  ra.

Các bộ lọc này cũng lọc qua cả địa chỉ IP nhằm xác định khu vực địa lý, giúp tập trung vào các thông tin liên lạc nước ngoài.

Cuối cùng, NSA sẽ quyết định giữ lại những thông tin dựa trên cái được gọi là "những bộ chọn mạnh", chẳng hạn như địa chỉ email cụ thể hay các địa chỉ Internet thuộc về các tổ chức.

Có nghĩa là trước khi lấy được những thông tin theo yêu cầu, NSA sẽ nhận được một lượng lớn dữ liệu truy cập Internet.

Vậy NSA sẽ đọc tất cả các email và xem các thông tin lướt web của bạn?

Không. Để làm như vậy sẽ phải cần rất nhiều người và thời gian.

Trong một số trường hợp, chính phủ cho phép tìm kiếm thông tin của cả người Mỹ được thu thập thông qua hệ thống này.

NSA giám sát bao nhiều lưu lượng Internet?

Hệ thống giám sát viễn thông NSA bao quát khoảng 75% thông tin liên lạc của Mỹ, nhưng theo các quan chức chính phủ Mỹ, lượng thông tin được NSA lưu trũ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó.

Tại sao NSA có hệ thống này?

NSA sử dụng hệ thống này để phục vụ cho việc điều tra tình báo nước ngoài.

Những cuộc điều tra này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của các nhóm khủng bố quốc tế. Vì những người có liên quan đến những nhóm này có thể ở trong nước Mỹ nên các nhà điều tra muốn xem thông tin liên lạc có liên quan đến những người ở Mỹ, đặc biệt là những người có liên lạc với người khác ở bên ngoài nước Mỹ.

Ngoài ra, có một số lượng đáng kể lưu lượng quốc tế chảy qua Mỹ và các nhà điều tra an ninh quốc gia muốn theo dõi cả những thông tin đó.

Tại sao NSA lại không thể chỉ tập trung vào các mạng cáp ngầm quốc tế dưới biển?

Trước đây, NSA chỉ tập trung vào những mạng dây cáp truyền tải dữ liệu quốc tế đến và đi từ Mỹ dưới biển. Nhưng hiện cơ quan này sử dụng cả một hệ thông xử lý hầu hết các dữ liệu trong nước.

Khả năng truy cập vào các mạng truyền thông trong nước giúp hệ thống có khả năng dự phòng và có thể cung cấp tốt hơn những thông tin NSA yêu cầu.

Ngoài ra, nhiều người nước ngoài sử dụng dịch vụ Internet đặt tại Hoa Kỳ, và NSA muốn có thể truy cập được vào đó. Ví dụ, một người nước ngoài có thể đăng nhập vào một dịch vụ email trực tuyến có trụ sở ở Mỹ và gửi email vào tài khoản của một người khác sử dụng một dịch vụ email Mỹ khác. Email này sẽ đi từ một máy chủ ở Mỹ đến một máy chủ khác ở Mỹ, ngay cả khi người gửi và nhận ở bên ngoài nước Mỹ.

Chương trình này có hợp pháp hay không?

Hệ thống đang được sử dụng này tuân thủ theo một phần của một đạo luật đã được thông qua năm 2008 sửa đổi Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài. Phần đạo luật này được gọi là "Phần 702".

Phần 702 cho phép NSA và FBI giám sát những người bị nghi ngờ một cách hợp lý ở bên ngoài nước Mỹ. Những quy định quản lý cách thức NSA thu thập dữ liệu theo luật này được sự chấp thuận của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài (FISC).

NSA và FBI phải phác thảo cho tòa án các bước mà họ làm để đảm bảo thông tin liên lạc mà họ thu thập phải ‘nghi ngờ hợp lý’ có yếu tố nước ngoài, cũng như các biện pháp được sử dụng để giảm thiểu những thông tin liên lạc của người Mỹ vô tình bị thu thập.

Hạn chế của hệ thống này là gì?

NSA phải tuân theo quy định của tòa án FISA để thu hẹp mục tiêu của mình và để giảm thiểu, hoặc xóa thông tin thu thập được về người Mỹ.

Sau khi thông tin được thu thập, NSA phải tuân thủ những quy định hạn chế tối đa thông tin về những người ở Mỹ.

Có một số ngoại lệ đối với những quy định này. NSA được phép lưu giữ thông tin của người Mỹ và chuyển nó qua cho FBI nếu nó được "hợp lý để tin rằng” có những thông tin tình báo nước ngoài có ý nghĩa", "bằng chứng tội phạm" hoặc thông tin về những lỗ hổng trong bảo mật thông tin liên lạc.

Hệ thống này gây lo ngại về quyền riêng tư như thế nào?

Những lo ngại về bảo mật riêng tư phụ thuộc vào thuật toán lọc dữ liệu thông tin liên lạc trong nước. Những thuật toán này rất phức tạp, và địa chỉ IP không phải lúc nào cũng cung cấp đúng vị trí địa lý của mọi người.

Một cựu quan chức Mỹ cho biết, những thay đổi dù nhỏ trong các thuật toán có thể dẫn đến việc thu thập quá nhiều dữ liệu của người Mỹ, mà sau đó có thể được lưu trữ bởi NSA.

Tài liệu bị tiết lộ bởi Snowden và những tiết lộ gần đây chỉ ra rằng NSA đã phạm sai lầm vì lỗi kỹ thuật.

Năm 2011, tòa án FISA đã thấy một hệ thống giám sát viễn thông trong nước của NSA trái với hiến pháp. Năm NSA đã thiết lập không hợp lý các bộ lọc và FISA đã phát hiện ra vấn đề này vào năm 2011.

Phát ngôn viên của NSA Vanee Vines nói: "Hoạt động thu thập thông tin tình báo nước ngoài của NSA được kiểm tra và giám sát liên tục. Khi có sai lầm trong việc thực hiện nhiệm vụ tình báo nước ngoài, chúng tôi sẽ báo cáo nội bộ, cơ quan giám sát liên bang và tích cực giải quyết vấn đề đó".

Tổng thống Obama và những người ủng hộ những chương trình giám sát này cho biết các chương trình của NSA phải chịu sự giám sát cẩn thận từ cả ba nhánh của chính phủ gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Các quan chức NSA cho biết họ rất thận trọng trong việc sử dụng thông tin để phù hợp với các quy định của luật.

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !