Những bí mật công nghệ của Sukhoi PAK – FA T-50 (P.1)
Khi tiến hành thiết kế máy bay thế hệ thứ 5, Bộ quốc phòng Liên bang Nga và Lực lượng không quân Liên bang đặt ra mục tiêu là, máy bay phải đơn giản, hiệu quả sử dụng phải có tầm xa. Đối tượng cạnh tranh là F-22 Raptor. Những yêu cầu chiến thuật cơ bản với máy bay là:
1- Đa dụng và đa nhiệm, có những khả năng tương đương khi tác chiến trên không, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước;
2- Tàng hình và khó nhận biết trong mọi môi trường trinh sát (quang – điện tử, radar, hồng ngoại và tư trường);
3- Tính năng siêu cơ động, có khả năng thực hiện được những kỹ năng bay phi truyền thống và những kỹ năng chiến thuật phi chuẩn trong không chiến, mở rộng chế độ hoạt động trên không tiệm cận giới hạn mở rộng của sức bền máy bay và mất lái rơi tự do;
4- Tốc độ hành trình siêu âm, có khả năng thực hiện cơ động mạnh trong cận trong cận chiến, chiến thế chủ động trên không và có khả năng thích ứng nhanh với những tình huống chiến thuật diễn biến bất ngờ.
Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra, các nhà nghiên cứu và thiết kế máy bay đứng đầu là hai Tập đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi và Mikoyan đã tiến hành một khối lượng khổng lồ các nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng và vật liệu chế tạo máy bay.
Từ những nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học quân sự Nga đã có một kho tàng kinh nghiệm rất lớn để sử dụng cho tương lai. Công trình nghiên cứu thiết kế chế tạo T-50 được triển khai không chỉ các các viện nghiên cứu của hai hãng hàng không MiG – Mikoyan và Su - Sukhoi.
Tham gia quá trình nghiên cứu thiết kế và chế tạo là nhưng viện nghiên cứu hàng đầu như TsAGI (Viện nghiên cứu hàng không), BIAM ( Vật liệu hàng không), CIAM (viện nghiên cứu động cơ máy bay), CIATIM (viện nghiên cứu cở sở vật chất hàng không), các nhà sản xuất động cơ, các nhà phát triển radars hàng không, rất nhiều các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất linh kiện.
Để có thể chế tạo được chiếc máy bay thế hệ thứ Năm hoàn toàn mới này cần có hàng nghìn các nhà thầu phụ, mỗi nhà thầu phụ sẽ nhận riêng một nhiệm vụ phát triển chi tiết.
Mặc dù quá trình phát triển máy bay Raptor F-22 và F-35 được giữ bí mật tuyệt đối, những thông qua các blogers và các phương tiện thông tin đại chúng, các kỹ sư và các chuyên gia hàng không quân sự Nga đã theo dõi từng bước phát triển và thử nghiệm 2 loại máy bay này với sự quan tâm đặc biệt.
Kinh nghiệm của đồng nghiệp nước ngoài, thành công hay không cũng đều để lại cho các chuyên gia những bài học giá trị, đồng thời nhà chế tạo cũng nắm được, cần phải làm gì để có thế chống chọi và chiếm được ưu thế trước đối thủ.
Vào năm 1998, khi các nhà thiết kế nhận được nhiệm vụ chế tạo nguyên mẫu máy bay thế hệ thứ 5 (theo các tính năng kỹ chiến thuật thời điểm đó, nó không vượt trội bao nhiêu so với các thế hệ trước đó như 4+, 4++).
Các nhà thiết kế không có những bản phác thảo thiết kế sẵn có trong các Viện thiết kế trên cơ sở các ý tưởng của các nhà phân tích hàng không quân sự, nhiệm vụ đặt ra là thiết kế 2 mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hạng nặng và hàng nhẹ, đồng thời có đề xuất thiết kế một mẫu hạng trung và một mẫu cất cánh thẳng đứng.
Các nhà thiết kế đã thống nhất phương án, vị trí của tiêm kích hạng nhẹ sẽ là MiG – 35, phương án cất cánh thẳng đứng sẽ để lại nghiên cứu sau, mọi mối quan tâm được tập trung vào mẫu thiết kế của Viện thiết kế hàng không Sukhoi với phác thảo PAK – FA (T-50 hoặc Su – 50).
Su – 50 hoặc T-50 có điểm gì khác biệt? một số các phóng viên từ những tờ báo hay chỉ trích đã nhận định rằng, đấy chỉ là bản copy của Raptor trên một cái vỏ đã cải tiến của Su – 35. Nhưng thực tế hoàn toàn khác nhau.
Các chuyên gia khí động học khẳng định ngay, còn những người bình thường sẽ phân biệt rất rõ, nếu nhìn từ phía bên sườn, F-22 Raptor ngắn hơn, với đường lượn của thân máy bay rất lớn, chiếc PAK FA có đường lượn thân máy bay phẳng hơn và thân dài hơn. Các chi tiết khác biệt của 2 máy báy có thể nhận thấy là:
Máy bay được phát triển với mục đích vượt trội các tính năng kỹ chiến thuật của Raptor, những yêu cầu kỹ chiến thuật của máy bay nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bộ Quốc phòng Liên bang và các chuyên gia quản lý của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Sự phát triển PAK – FA là dự án đồng chủ đầu tư của hai nước Liên bang Nga và Ấn Độ, do những tính năng kỹ chiến thuật của Raptor đã rõ ràng, nên các nhà đầu tư Ấn Độ có những đòi hỏi hết sức khắt khe đối với máy bay và kiên quyết giữ vững những tiêu chuẩn đặt ra. Họ chỉ sẵn sàng hợp tác đầu tư khi đã nghiên cứu kỹ càng và xem xét đến từng chi tiết của dự án đồng thời chắc chắn tin tưởng vào tính khả thi của nó.
(Còn tiếp)