Nhóm tự lực bảo vệ sức khỏe, giảm kì thị và phân biệt đối xử với cộng đồng người đồng tính
Khởi đầu với mốc thời gian tháng 11/2009, ông Lê Minh Thành, CEO và nhà sáng lập cùng 3 người bạn khác, đều là những người trong cộng đồng người đồng tính nam (MSM), đã tập hợp và tạo ra nhóm tự lực Glink tại Tp.HCM.
Khởi đầu với mốc thời gian tháng 11/2009, ông Lê Minh Thành, CEO và nhà sáng lập (cho đến hiện tại) cùng 3 người bạn khác, đều là những người trong cộng đồng người đồng tính nam (MSM), đã tập hợp và tạo ra nhóm tự lực Glink tại Tp.HCM.
Với mục đích là sân chơi, nơi giao lưu gặp gỡ cho cộng đồng MSM ở phân nhóm nhỏ là sinh viên, nhân viên văn phòng, giới trí thức nói chung.
Hai vấn đề nổi cộm của cộng đồng MSM thời điểm bấy giờ bao gồm: sự kì thị, phân biệt đối xử; và các nguy cơ lây nhiễm HIV. Đây là hai nhân tố có liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
Cơ hội “dấn thân” vào cuộc chiến bảo vệ sức khỏe, đồng thời giảm kì thị và phân biệt đối xử cho cộng đồng MSM và TG (người chuyển giới nữ) bắt đầu đến từ tháng 07/2010, khi Glink lần đầu tiên nhận được một khoản tài trợ nhỏ vỏn vẹn 7 triệu đồng để thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về HIV/AIDS.
Triển lãm ảnh “1000 Nụ cười” nâng cao nhận thức về HIV nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, 1/12/2020 |
Từ thời điểm kể trên, Glink chưa bao giờ vắng mặt trên mặt trận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng MSM và TG trong suốt 12 năm qua. Số tiền tài trợ của các dự án phát triển đầu tư vào Glink để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dự phòng HIV cho cộng đồng cũng tăng lên qua từng năm. Cụ thể, tổng số tiền từ tất cả các dự án Glink nhận được trong năm tài khóa 2021 xấp xỉ 10 tỉ đồng. Rất nhiều tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước đã tin tưởng và hỗ trợ Glink như PEPFAR, USAID Việt Nam, PATH, VUSTA...
Xã hội không ngừng xoay chuyển, môi trường luôn luôn năng động. Năm 2011, Glink lần đầu tiên đăng ký với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Với sự hỗ trợ của dự án C-link do PEPFAR và USAID tài trợ thông qua Trung tâm LIFE, Glink đăng ký thành công mô hình Doanh nghiệp Xã hội trong năm 2015. Tháng 07/2018, Phòng khám Glink tại Quận 10, Tp.HCM là phòng khám điều trị HIV tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được chính thức ra đời. Tính từ năm 2020 đến nay, tổng cộng có 7 chi nhánh phòng Glink trên toàn quốc cung cấp dịch vụ điều tị và dự phòng HIV cho cộng đồng. Bao gồm, 3 phòng khám ở Tp.HCM, 1 phòng khám ở Cần Thơ, 1 phòng khám ở Nghệ An và 1 phòng khám ở Hà Nội.
Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp 2 thuộc hệ thống phòng khám Glink |
Với mạng lưới chăm sóc trải dài từ Bắc vào Nam, tính đến hết tháng 09/2021, hệ thống phòng khám Glink hiện đang chăm sóc dự phòng HIV cho hơn 40,000 khách hàng, đồng thời cung cấp dịch vụ điều trị HIV tư nhân cho hơn 2000 khách hàng trên cả nước. Đồng thời, suốt 12 năm hoạt động, hơn 400 sự kiện truyền thông từ gặp mặt trực tiếp tới truyền thông trực tuyến qua báo chí, phát thanh, truyền hình và mạng xã hội đã được Glink tổ chức, đã góp phần nâng cao nhận thức về HIV cho hơn hàng trăm ngàn lượt người.
Trong tương lai, những thành quả đạt được sẽ tiếp tục được Glink vượt qua. Hơn một thập niên đã ghi nhận những nỗ lực không chỉ của riêng Glink mà còn của chung mọi tổ chức, đơn vị khác trên mặt trận chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, dự phòng HIV. Nhưng còn đó những đỉnh cao mới cho chúng ta cùng chinh phục, cùng tiến tới chấm dứt đại dịch HIV ở Việt Nam và trên toàn cầu. Với các giá trị cốt lõi tâm đức, chuyên nghiệp, sáng tạo, kết nối cộng đồng, Glink vững tin tiếp tục bứt phá mọi giới hạn của chính mình.
“Hơn 1 thập niên xây dựng và phát triển, không ngừng đột phá và thích ứng với sự chuyển động của xã hội đã trở thành một phần DNA của mỗi thành viên Glink. Gắn với hành trình trải đầy những bài học xương máu đó, Glink luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cộng đồng, bạn bè, đối tác. Điều đã góp phần thổi bùng ngọn lửa tự hào, phát huy những giá trị cốt lõi, giúp Glink “bứt phá các giới hạn” của chính mình” - CEO – Lê Minh Thành nói.