“Nhờ bác sĩ mà em tự tin tán gái”

Trước đó em rất ít cười, không dám tiếp xúc với bạn bè, với khuyết tật của mình em cứ ngỡ mình không có cơ hội để được sống vô tư, được yêu đương như các bạn cùng trang lứa. Nhưng Bác sĩ đã tặng em nụ cười ngày hôm nay, cho em tự tin để “tán gái”!

Lời chi sẻ chân thành mà hóm hỉnh của Phạm Văn Dương ở Nam Định, hiện đang làm tình nguyện viên của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA) đã thể hiện được niềm vui vô hạn khi được phẫu thuật miễn phí khe hở môi, vòm miệng tại trung tâm. Nhờ cuộc phẫu thuật và điều trị đó, bên cạnh việc thẩm mỹ, Dương đã lấy lại được giọng nói như bình thường, em có thể tự tin giao tiếp với mọi người bằng nụ cười thân thiện.

Hơn 20 tuổi, việc tìm thấy giọng nói và nụ cười của một người bình thường với Dương lúc này thật nhiều ý nghĩa bởi em có được tự tin để làm quen và tiếp xúc với bạn khác giới, cơ hội để em tìm được người bạn đồng hành trong cuộc sống đã rộng dài hơn.

Tìm được nụ cười từ chương trình phẫu thuật miễn phí

Dương tâm sự: ngay còn nhỏ em đã bị khuyết tật ở môi nhưng không được phẫu thuật. Khi lên Đai học, sau khi tìm hiểu và đi khám, em đã may mắn được các bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA) phẫu thuật và điều trị.

Trước đây, giọng nói của em rất khó nghe và thường bị bạn bè trêu chọc. Khi đi khám bác sĩ kết luận bị khe hở vòm và em được phẫu thuật. Sau phẫu thuật em được trị liệu ngôn ngữ, một thời gian đã thấy tự tin vào ngoại hình và giọng nói của mình hơn.

“Nhờ bác sĩ mà em tự tin tán gái” - ảnh 1
Khó ai có thể tin được, hơn 2 năm về trước chàng sinh viên Phạm Văn Dương không có tự tin để giao tiếp với bạn bè có thể trở thành một tình nguyện viên tích cực sau khi được phẫu thuật tại Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA). ẢNh NL

Không chỉ có Dương mà rất nhiều người đã có được niềm vui từ chương trình nhân đạo đến từ Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA). Tại đây, các trẻ em bị di tật bẩm sinh khe hở môi, vòm miệng sẽ có cơ hội tìm lại nụ cười. Đây là chương trình hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay của các tình nguyện viên là bác sĩ, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước…

Trong cuộc phẫu thuật từ thiện mới đây của Trung tâm tại Hà Nội, ánh mắt tròn xoe, cháu Thầu Thị Nhung (xã Nam Mẫu, huyên Ba Bể, Bắc Kạn) được bố đưa xuống Hà Nội từ sáng sớm. Bé Nhung vừa tròn 2 tuổi. Khi em sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh khe hở môi.

Anh Dĩnh, bố của bé Nhung cho biết: khi sinh ra cháu đã bị hở môi, trong bản ai cũng bảo là con của Giàng, tốt nhất là cho người khác nuôi, nếu không sẽ mang đến bất hạnh cho gia đình. Ban đầu, Dĩnh cũng muốn mang đứa con gái “của Giàng” cho người khác.

Chia sẻ về cơ may đến với trung tâm, bố cháu Nhung cho hay: May mắn, một lần đưa con đi tiêm chủng ở trên UBND xã, Dĩnh được mọi người giới thiệu chương trình phẫu thuật nhân đạo của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA).

Sau khi tìm hiểu thông tin, cả hai vợ chồng mới biết, dị tật của con gái là trường hợp thường gặp ở trẻ nhỏ, chứ chẳng phải con “của Giàng” như nhiều lời đồn thổi.

Ngồi ngoài phòng chờ ở Viện Y học hàng không, Dĩnh không giấu nổi niềm vui vì con sẽ được các bác sĩ phẫu thuật vá lại môi. “Em rất vui, vì từ khi sinh cháu ra đến nay, trong bản ai cũng bảo là con của Giàng nên em buồn lắm. Xuống đây được các bác sĩ tư vấn thêm nên em mới hiểu. Em hi vọng, sau khi phẫu thuật, lớn lên, con em sẽ được chơi đùa như các bạn khác trong bản”, Dĩnh nói.

Ôm con trong phòng hậu phẫu, chị Trần Thị Khánh Vân, quê ở Tiên Lữ, Hưng Yên không giấu được niềm hạnh phúc. Chị Vân cho biết, từ lúc mang thai, qua siêu âm gia đình đã biết con gái bị hở môi. Những ngày đầu, cả hai vợ chồng rất buồn khi nghĩ đến đứa con gái chịu bất hạnh ngay từ trong bụng mẹ. Cũng may, qua giới thiệu của người quen làm ở bệnh viện, chị đã tiếp cận được với chương trình phẫu thuật miễn phí do Trung tâm Nghiên cứu và phẫu thuật nụ cười tổ chức.

Qua tư vấn của đội ngũ bác sĩ Trung tâm, sau khi cháu Ánh tròn 6 tháng, vợ chồng đã đưa cháu lên đây để được phẫu thuật. Hơn 1 giờ thấp thỏm ngoài hành lang, chị đã không cầm được nước mắt khi đón đứa con gái yêu của mình giờ đã như những đứa trẻ bình thường khác.

Cùng với cháu Nhung, cháu Ánh, hôm nay đến với chương trình phẫu thuật nhân đạo này có gần 50 cháu khác đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Tất cả đều được phẫu thuật miễn phí bởi các bác sĩ, tình nguyện viên đến từ nhiều bệnh viên, trung tâm y tế tư nhân khác nhau.

Trung tâm hoạt động vì chữ một chữ “Tâm”

Là một hoạt động nhân đạo, trong hơn 6 năm qua Trung tâm đã thu hút sự tham gia của nhiều y, bác sĩ đã, đang công tác trong các bệnh viện lớn như Việt Đức, Việt Nam - Cu Ba, Viện Nhi Trung ương, Viện K,… Ngoài ra, các tình nguyện viên là sinh viên, nghiên cứu sinh ở các trường đại học thuộc ngành y cũng đăng ký tham gia nhiều. Từ lúc bắt đầu hình thành trung tâm đến nay, đôi ngũ bác sĩ ở đây đã có hàng chục đợt mổ với hàng nghìn cháu được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng.

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Phạm Văn Ái, Chủ tịch OSCA cho biết: mặc dù Trung tâm mới chính thức thành lập được 6 năm, nhưng trong hơn 10 năm qua, ông cùng các tình nguyện viên đã gây dựng chương trình phẫu thuật nhân đạo này.

“Chúng tôi tổ chức phẫu thuật hoàn toàn miễn phí cho các cháu bị khe hở môi và vòm họng. Ngoài việc miễn phí tiền phẫu thuật, đa số các trường hợp, Trung tâm sẽ hỗ trợ tiền đi lại, chi phí ăn ở, ngủ nghỉ cho các cháu và gia đình”.

“Nhờ bác sĩ mà em tự tin tán gái” - ảnh 2
Từ lúc bắt đầu hình thành trung tâm đến nay, đôi ngũ bác sĩ ở đây đã có hàng chục đợt mổ với hàng nghìn cháu được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng. ẢNh NL

Khác với nhiều chương trình từ thiện khác, tại Trung tâm, sau khi được phẫu thuật, các cháu sẽ tiếp tục được theo dõi trong quá trình phát triển. Các tình nguyện viên của Trung tâm sẽ định kỳ thăm hỏi các trường hợp sau phẫu thuật để kịp thời tư vấn cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ trị liệu khác. Đặc biệt, trong quá trình trị liệu, sẽ tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ để các cháu lớn lên cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống và giao tiếp xã hội.

Có mặt tại phòng phẫu thuật thuộc Viện Y học hàng không, chứng kiến sự làm việc nhiệt tình và nghiêm túc của các y, bác sĩ, chúng tôi mới thấu hiểu phần nào tấm lòng của những tình nguyện viên ở đây.

Theo bác sĩ Vũ Quang Đạt, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, một tình nguyện viên tham gia hơn 10 năm tại Trung tâm cho biết: để tiết kiệm và sắp xếp thời gian hợp lý, các tình nguyện viên sẽ được nhận kế hoạch của chương trình từ nhiều ngày trước. Đa số các tình nguyện viên đều đang công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, nên trước mỗi đợt phẫu thuật, các tình nguyện viên sẽ chủ động đăng ký tham gia với trung tâm.

Do nguồn tài trợ có hạn, nên nhóm y bác sĩ tình nguyện không nhận bất cứ một khoản thù lao nào, thậm chí nhiều người còn bỏ tiền túi để tài trợ đi lại cho nhiều gia đình nghèo hoặc mùa quà tặng bệnh nhân.

Bản chất khe hở môi và vòm miệng là sự không liên tục giữa các phần của môi và vòm miệng do các phần này  không gắn kết được với nhau trong thời kỳ phát triển của  thai nhi. Bất kỳ trẻ nào cũng có thẻ bị khe hở môi, vòm miệng. Việc sinh ra trẻ bị bệnh này không phải là trách nhiệm của bất kỳ ai. Đây chỉ là một trong các loại dị tật bẩm sinh và có thể sửa được.

Mọi trường hợp bị khe hở môi, vòm họng cần phẫu thuật miễn phí, có thể liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và phẫu thuật nụ cười. Địa chỉ: 257, B3 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.22183296 hoặc đường dây nóng: 0962341133.

Lan Nguyễn

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !