Nhiều lợi ích, chính sách khi đầu tư vào điện mặt trời áp mái
Đẩy mạnh sử dụng điện mặt trời mái nhà không chỉ giúp ngành điện giảm áp lực về nguồn cung cho hệ thống, bảo đảm cung cấp điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí cho gia đình, doanh nghiệp.
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lợi thế lớn nhất là số giờ nắng cao, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn năng lượng sạch hoàn toàn đến từ tự nhiên. Sử dụng điện mặt trời góp phần giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời giúp hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm nguồn không khí một cách đáng kể.
Nhiều lợi ích, chính sách khi đầu tư vào điện mặt trời áp mái |
Việc phát triển điện mặt trời áp mái tại nước ta trong ba năm trở lại đây phù hợp với xu thế chung của thế giới, khi biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề cần được ưu tiên. Đặc biệt, sau quyết định 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời áp mái, rất nhiều công ty trong lĩnh vực năng lượng đã đầu tư vào các thiết bị liên quan. Điều này khiến cho thị trường pin mặt trời áp mái trở nên sôi động hơn.
Bên cạnh chính sách của nhà nước, nhiều doanh nghiệp cũng đang chung tay xây dựng hệ sinh thái điện mặt trời áp mái. Đơn cử, Tập đoàn Sơn Hà đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo để cung cấp ra thị trường sản phẩm điện mặt trời áp mái FreeSolar. Tập đoàn này sẽ hỗ trợ khách hàng từ khâu lắp đặt, hòa mạng lưới điện quốc gia đến các chính sách vay vốn ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dùng.
Hay như như Nami Solar cũng đưa ra nhiều quyền lợi cho khách hàng như bên cạnh việc chịu toàn bộ chi phí lắp đặt hệ thống điện áp mái, Công ty còn mua bảo hiểm vật chất cho khách hàng, bán lại điện từ hệ thống cho doanh nghiệp sản xuất nếu có nhu cầu.
Điều kiện tiên quyết để đi đến quyết định lắp đặt điện mặt trời áp mái là khu vực sinh sống của người dân phải có ánh nắng và cường độ ánh nắng đủ để đảm bảo dòng điện từ mặt trời được ổn định.
Theo đó, chi phí lắp đặt khoảng từ 20-25 triệu đồng cho 1 kWp/h. Với sản lượng 4 kWp/h phù hợp cho một hộ gia đình, khách hàng phải bỏ ra khoảng 90 triệu đồng để lắp đặt trọn gói một hệ thống gồm 12 tấm pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi điện 1 chiều sang 2 chiều cùng dây dẫn, hệ thống giàn khung, đồng hồ... Các nhà xưởng, doanh nghiệp có công suất lắp đặt lớn thì chi phí ban đầu bỏ ra lên đến vài trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia, hệ thống điện mặt trời hòa lưới công suất dưới 5 kWp hứa hẹn tiết kiệm cho gia đình mỗi tháng từ 400-500 kWh (tương đương 800.000 đồng – 1 triệu đồng). Trong khi hệ 5 kWp có thể đạt sản lượng từ 600-800 kWh (tương đương 1,2 triệu đồng – 1,6 triệu đồng). Như vậy, hệ thống điện mặt trời sẽ bắt đầu sinh lời sau 4-6 năm. Với vòng đời sử dụng một hệ thống điện năng lượng mặt trời trung bình 25 năm thì khách hàng sẽ được sử dụng điện miễn phí tới 20 năm sau đó.
Không chỉ được dùng điện miễn phí, người dân còn có thể thu lợi nhuận từ việc bán lại điện dư cho EVN. Nhằm khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 13/2020 quy định giá mua lại điện mặt trời cho các hộ dân là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh).
Theo cơ chế, điện mặt trời dư sẽ tự động đẩy lên mạng lưới điện quốc gia qua công tơ 2 chiều được lắp đặt miễn phí. Tiền điện hàng tháng được thanh toán cho người dân bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.
Bên cạnh ưu đãi về giá mua điện, quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn quy định hợp đồng mua bán điện có thời hạn 20 năm kể từ ngày đưa hệ thống vào vận hành. Chính sách này chỉ áp dụng cho các dự án đấu nối, vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải chạy đua để được hưởng mức giá Chính phủ vừa ban hành.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự báo đến sau ngày 31/12/2020, tổng công suất điện mặt trời tại Việt Nam sẽ lên tới con số kỷ lục 9.000MWp, chiếm khoảng 15% công suất toàn hệ thống điện Việt Nam; trong đó điện mặt trời áp mái chiếm 1/3, tức khoảng 3.000MWp.
Minh Thư
Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.
Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất
Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.
Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng
Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020
Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.
Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng
Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.
Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái
Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.
Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà
Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.
Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”
Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.
10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng
Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.