Nhiều khách sạn tại TP.HCM đóng cửa, chuyển sang bán rượu

Tổng số cơ sở lưu trú hạng từ 1-5 sao đã giảm 1.342 cơ sở so với năm 2019, chủ yếu là các khách sạn 1-2 sao.Nhiều chủ khách sạn đã đóng cửa hoặc chuyển sang bán rượu.

Chiều 23/3, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố”. 

Tại sự kiện, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, thành phố hiện có 3.227 cơ sở lưu trú du lịch, tương ứng hơn 65.000 phòng đủ điều kiện kinh doanh; trong đó, có 325 khách sạn xếp hạng từ 1-5 sao, tương ứng 17.613 buồng phòng đạt tiêu chuẩn; có 2.902 khách sạn đạt tiêu chí tối thiểu cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ, tương ứng hơn 48.000 buồng phòng đạt tiêu chuẩn.

Đáng chú ý, so với cuối năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú hạng từ 1-5 sao đã giảm 1.342 cơ sở, chỉ còn khoảng 325 cơ sở, tương đương giảm 312% so với cùng kỳ năm 2019, số lượng giảm mạnh tập trung vào đối tượng khách sạn 1-2 sao. Theo bà Hiếu, nguyên nhân chính, Luật Du lịch 2017 quy định cơ sở lưu trú du lịch tự nguyện xếp hạng sao, không bắt buộc xếp hạng sao như Luật Du lịch 2005. Do vậy, xuất hiện một lượng lớn các khách sạn không có nhu cầu xếp hạng sao tại TP.HCM, số khách sạn từ 1-2 sao giảm mạnh.

 

Khách sạn từ 0-3 sao tại TP.HCM gặp khó khi nguồn khách quốc tế chưa phục hồi. (Ảnh: Chí Hùng)


Về công suất bán phòng, năm 2022, các khách sạn xếp hạng từ 4-5 đạt bình quân khoảng 75%. Trong khi đó, các khách sạn từ 0-3 sao đang đối mặt nhiều khó khăn do nguồn khách quốc tế chưa kịp hồi phục; sức mua thị trường giảm; nhiều nhân sự có trình độ chuyên môn đã bỏ nghề, không quay lại ngành khách sạn. 

“Phần lớn khách sạn vừa và nhỏ chưa đáp ứng tiêu chí về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Điều kiện vật chất của một số cơ sở lưu trú xuống cấp, cần sửa chữa, thay mới trang thiết bị. Tuy nhiên, chủ khách sạn gặp khó khăn về kinh tế nên chấp nhận đóng cửa, tạm dừng kinh doanh hoặc chuyển loại hình kinh doanh để bán rượu”, bà Hiếu nói.

Bà Đỗ Thị Ánh Tuyết, Trưởng phòng Văn hóa thông tin (quận 1) cho hay, nhiều cơ sở lưu trú du lịch tại quận gặp khó về thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy (do cơ sở xuống cấp, không đáp ứng tiêu chí về điều kiện phòng cháy). Khi cơ sở lưu trú không đáp ứng các điều kiện phòng cháy, chữa cháy thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận về an ninh trật tự… Đây là điều kiện tối thiểu cần đảm bảo, trước khi hoạt động kinh doanh. 

Nói về khó khăn, bà Nguyễn Thị Thúy Loan, đại diện hệ thống Khách sạn A25 cho biết, trong 3 năm, hệ thống lưu trú của đơn vị đã đóng cửa ít nhất 2 năm do dịch bệnh. Các khách sạn A25 mới mở lại 1 năm qua, nên cơ sở vật chất bị xuống cấp theo thời gian. Ở chiều ngược lại, doanh thu của hệ thống khách sạn sụt giảm; Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí điện nước, vốn vay trong thời gian dịch nặng nề nhất; chủ nhà cũng chỉ hỗ trợ ở mức cho phép, nên A25 hầu như không còn nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất.

“Đầu tư cái gì, mua sắm cái gì, chúng tôi cũng phải đắn đo, cân nhắc nhiều phương án và chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện. Như vậy, mất nhiều thời gian, khó làm hài lòng du khách khó tính”, bà Loan thông tin. 

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, năm 2022, địa phương đón 3,4 triệu lượt khách quốc tế và 31 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu ngành du lịch thành phố trong năm 2022 là khoảng 131.000 tỷ đồng. Con số trên tăng vượt bậc so với năm 2021, tuy nhiên, còn khoảng xa cách mới đạt mức như trước dịch Covid-19 xảy ra (năm 2019).

Cột mốc Km0 nổi tiếng tại Hà Giang được cắm lại sau 3 ngày nhổ bỏ

Cột mốc số 0 (còn gọi là Cột mốc Km0, điểm bắt đầu của Quốc lộ 2) ở TP. Hà Giang đã được cắm lại ở gần vị trí cũ sau ít ngày bị nhổ bỏ. Trước đó, hình ảnh công nhân nhổ bỏ cột mốc này khiến nhiều du khách bất ngờ và tiếc nuối.

Hơn 1 triệu khách Trung Quốc đổ xô tới Thái Lan chỉ trong nửa tháng

Một quan chức chính phủ Thái Lan cho biết nước này đã đón du khách Trung Quốc thứ một triệu chỉ tính riêng từ ngày 1-18/5.

Ngày đầu khai mạc, lễ hội trái cây lớn nhất nước đón 25.000 lượt khách

Ngay trong ngày đầu khai mạc, Lễ hội Trái cây Nam bộ đón khoảng 25.000 lượt khách. Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động lễ hội, du lịch hè tại TP.HCM tới đây.

Sửa lại nhà, cặp đôi phát hiện bí mật trăm năm trong căn bếp

ANH - Chủ nhà tình cờ phát hiện ra giếng nước sâu hơn 126 tuổi ẩn dưới căn bếp mà lâu nay chưa ai từng biết đến.

Cà xỉu 'chân dài' và loạt đặc sản Hà Tiên ngon nức tiếng

Đặc sản Hà Tiên nổi tiếng với nhiều món ăn ngon dân dã, mang đậm hương vị vùng sông nước miền Tây như cà xỉu, bún kèn, bánh mì phá lấu, tôm tích, cá đỏ,…

Khách Tây bất ngờ với khu nghỉ dưỡng giá 7 triệu đồng/đêm ở miền Tây

Mong muốn có chốn nghỉ dưỡng xả stress đúng nghĩa, chàng trai người Mỹ quyết định di chuyển từ TP.HCM xuống Cần Thơ trải nghiệm khu resort xanh mát, nằm biệt lập trên một hòn đảo với giá 7 triệu đồng/đêm.

Từ nâu sang xanh - Chiến lược bứt phá bằng sản phẩm du lịch của Quảng Ninh

Năm 2019, Quảng Ninh đón 14 triệu du khách, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Mức chi tiêu bình quân một du khách cũng tăng 9% so với năm 2018. Nhưng những con số trên không được tạo nên chỉ bởi những danh lam thắng cảnh mà tỉnh này vốn dĩ có thừa…

Đặc sản Ninh Thuận bán vỉa hè, giá siêu rẻ, du khách không thể bỏ qua

Những món ăn đặc sản Ninh Thuận du khách nên thưởng thức khi đến mảnh đất này là bánh căn, bún sứa, bánh canh chả cá, gỏi cá mai. Tuy giản dị, giá rẻ, thậm chí bày bán vỉa hè nhưng những món ăn này vẫn mang hương vị rất riêng, hấp dẫn.

Khách Hàn Quốc ưa chuộng du lịch Việt Nam, khách Trung Quốc tiếp tục tăng

Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê công bố hôm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm đạt gần 4,6 triệu lượt. Hàn Quốc vẫn là thị trường khách quốc tế lớn nhất đến Việt Nam trong tháng 5 với hơn 247.000 lượt.

Kỷ niệm rơi nước mắt của người phụ nữ làm nghề trang điểm tử thi

NHẬT BẢN - Những người trang điểm tử thi sử dụng các kỹ năng chuyên môn để phục hồi tử thi bị biến dạng trong các vụ tai nạn, giúp gia đình nạn nhân tổ chức tang lễ trọn vẹn.

Đang cập nhật dữ liệu !