Tục vay lộc trong ngôi chùa trăm tuổi ở Sài Gòn

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và "vay lộc", hẹn năm sau sẽ mang trả gấp đôi, mong làm ăn phát đạt.

Tối 4/2, một ngày trước rằm tháng giêng, nhiều người Hoa ở khu vực Chợ Lớn và du khách viếng chùa Ông, mong cầu may mắn, phước lành trong năm mới.

Chùa Ông, còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng.

Sau khi lễ hết các điện thờ, mọi người đổ dồn đến nơi nhận lộc chùa Ông. 

Khác với nhiều chùa khác, tại đây khách hành hương thường vay lộc thay vì xin về như thường thấy. Tục lệ này có khoảng trăm năm nay, từ những ngày đầu hội quán mới xây dựng.

"Vay lộc" là một hoạt động truyền thống mỗi dịp Tết Nguyên tiêu của Miếu Quan Đế. Tương truyền rằng Quan Công là vị thần có chức năng bảo trợ, phù hộ cho việc buôn bán của người dân nên mọi người tin rằng nếu được ông cho vay tiền thì việc làm ăn sẽ phát đạt.

Lộc được vay sẽ là trái cây, thường là quýt, phong bao lì xì và tờ giấy quý nhân (loại giấy tiền cúng thần trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa).

Nguyên tắc có vay thì sẽ phải trả, nếu khách viếng chùa vay một phần lộc thì đúng thời điểm này năm sau đến trả lại gấp đôi. Đó là nguyên tắc giao dịch bất thành văn đã tồn tại hàng trăm năm qua.

Từ sáng 14, chùa đã chuẩn bị hàng nghìn phần lộc, có hơn 20 tình nguyện viên làm việc phát và nhận lộc khách trả khi đã vay hồi năm ngoái. Việc vay lộc diễn ra nhanh chóng, khách đến chỉ việc giơ ngón tay diễn tả phần lộc sẽ trả năm nay.
Ông Giang Thanh, quận 10 trả lại lộc gấp đôi đã vay năm ngoái. "Năm nào dịp Tết Nguyên Tiêu tôi cũng đến đây vay lộc của Quan Thánh đế quân, mong làm ăn phát đạt. Trái quýt và tờ "quý nhân" đã vay sẽ được đặt tại bàn thờ Thần tài. Tục này rất ý nghĩa trong cộng đồng người Hoa", người đàn ông 65 tuổi cho biết.
Huỳnh Nhật Mỹ Duyên với phần lộc vừa vay được của Quan Thánh đế quân. Cô gái 26 tuổi cho biết, đây là lần đầu biết đến phong tục này, và năm sau sẽ quay lại chùa để trả lộc đã vay.
Các tình nguyện viên tất bật chuẩn bị lộc cho khách viếng chùa. Dự kiến, năm nay hội quán sẽ phát khoảng 20.000 phần lộc dịp Tết Nguyên tiêu.
Ở phía đối diện nơi vay lộc là khu vực bán và treo lồng đèn cầu may mắn, phát tài. Có hai loại lồng đèn: phát tài và bình an, được bán với giá 400.000 - 800.000 đồng. Khách mua lồng đèn sau khi lễ tại tượng Quan Công sẽ treo tại chùa hoặc mang về nhà. Đây là là một phong tục phổ biến dịp Nguyên tiêu của công đồng người Hoa.
Anh Diệp Nghệ Kiến, 32 tuổi, ngụ quận 5 treo chiếc lồng đèn phát tài trong khuôn viên chùa sau khi đã cúng Quan Thánh đế quân xong. "Đây là lần thứ hai tôi thực hiện tục này. Bản thân cái tên lồng đèn cũng đã mang ước nguyện của mọi người trong dịp năm mới rồi", anh nói.
Cầm trên tay hai lồng đèn bình an, bà Trần Ngọc Lợi, 68 tuổi thành tâm cầu khấn sự an yên cho bản thân, gia đình. "Nhà gần đây nên dịp Tết Nguyên tiêu nào tôi cũng viếng chùa. Với người Hoa thì ông Quan công linh thiêng lắm", bà nói.
Trong chính điện là gian thờ Quan Thánh đế quân, đông khách đến quỳ khấn. Hội quán hạn chế cầm nhang đèn vào chính điện để tránh ngột ngạt.
Chùa cũng có một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố, con chiến mã của Quan Công. Sau khi thắp hương đủ các điện, người hành lễ xếp hàng chờ chạm và chui qua bụng ngựa để mong phước lành năm mới.

Với diện tích khoảng 4.000 m2, chùa là điểm tham quan thu hút du khách ở TP HCM. Năm 1993, công trình được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên, tổ chức vào ngày rằm tháng giêng là dịp mọi người cầu an, giải hạn, mong một năm an lành. Hoạt động Tết Nguyên Tiêu tại TP HCM diễn ra trong hai ngày 4 và 5/2 (14 và 15 tháng giêng) tại công viên Văn Lang, Trung tâm Văn hóa quận 5 và khắp các hội quán người Hoa với các chương trình diễu hành, biểu diễn nghệ thuật ca hí kịch, múa lân sư rồng...

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !