Nhiều doanh nghiệp khó khăn tính chuyện đóng cửa

Các doanh nghiệp hiện nay đa phần chỉ làm theo những hợp đồng đã ký, không mặn mà tìm kiếm hợp đồng mới cho các tháng cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp khó khăn tính chuyện đóng cửa


“Sáu tháng miệt mài chỉ lãi được 5%, trong khi lạm phát nửa đầu năm đã gần 14%, xem như mình đang lỗ nặng”, bà chủ doanh nghiệp may đang có 3.300 công nhân tại TP.HCM và hệ thống gần 80 cửa hàng bán lẻ với thương hiệu được xếp vào top các thương hiệu mạnh trong ngành thời trang Việt Nam chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp khó khăn tính chuyện đóng cửa
Sức mua đã kém, doanh nghiệp sản xuất lại phải đối phó với hàng nhập từ bên ngoài vào. Ảnh: Nguyệt Hồng

Không giấu giếm ý định chuyển đổi ngành nghề, nữ chủ nhân nói trên cho biết bà định đưa hàng ngàn mét vuông đất đang làm nhà xưởng ở quận 12, Bình Chánh sang xây chung cư, chuyển trung tâm sản xuất và kinh doanh rộng hơn 2.000m2 ở trung tâm thành phố sang trung tâm thương mại.

Hết sức chịu đựng

Bà kể: “Khó khăn chất chồng khó khăn, xoay tới xoay lui riết rồi cũng bí”. Trong tháng 7 này bà phải phụ cấp thêm cho công nhân bình quân 500.000 đồng/ tháng/người, tổng chi 1,65 tỉ đồng. Giá vàng tăng, ngân hàng xiết chặt cho vay, đến kỳ trả lương mà dòng tiền thu hồi trong kinh doanh chưa về kịp, lại phải đi vay nóng bên ngoài, chấp nhận lãi 9%/tháng. Đồng thời, hệ thống gần 80 cửa hàng thời trang nội địa của công ty cũng đang trong tình trạng lấy lãi cửa hàng này bù lỗ cho cửa hàng kia, cuối cùng là... huề vốn.



Bà cho biết, chi phí thuê mặt bằng lên quá cao, những cửa hàng của bà ở trung tâm TP.HCM phải chịu mức thuê 3.000 – 5.000 USD/tháng, cửa hàng ở Vincom quận 1 thuê gần 10.000 USD/tháng, dù không lãi cũng phải giữ vì đó là nơi thể hiện đẳng cấp. Từ mức lãi 15 – 20% của năm 2009, 2010, đến nay lợi nhuận của công ty chỉ còn 5%, thấp hơn cả gửi ngân hàng, gia đình bà mới tính đến việc thu hẹp sản xuất và đổi nghề.

Chán, mệt mỏi, từ đầu tháng 7 đến nay bà Hồng, một chủ doanh nghiệp có ba công ty kinh doanh vải sợi, phụ liệu may mặc ở khu vực Soái Kình Lâm, quận 6 gần như chẳng thèm ngó đến sổ sách, mái tóc bà trắng thêm, bà cũng chẳng màng đi nhuộm lại. Bà đang lo cả trăm tỉ đồng kẹt trong hàng tồn kho, chưa bán được vì giá sợi đang giảm đến 40% so với đầu năm, khiến giá vải giảm theo.

Những người lỡ bỏ vốn ôm hàng khi giá trên đà tăng vùn vụt vào quý 1 như bà, nay chấp nhận bán dưới giá đầu vào nhưng cũng chẳng ai mua. “Nhìn giá hàng cứ rớt xuống mà giá vàng lại tăng lên khiến số vốn mang ra làm ăn trước đây từ 500 cây vàng nay chỉ còn tương đương 300 cây mà đau hết cả người”, bà Hồng than thở.

Mạng lưới phân phối và phát triển kinh doanh của một số công ty Việt Nam đang bị thu hẹp, hoặc thay đổi. Công ty giày Asia đã đóng cửa cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên đường 3.2 và Asia không còn showroom nào trên địa bàn TP.HCM. Cửa hàng trung tâm thuộc công ty Biti’s tại TP.HCM chỉ còn hơn mười điểm bán. Công ty thời trang Foci chuyển sang mở trường học…. Nhà phân phối giày Asia cho biết, chi phí duy trì showroom quá cao – lên đến vài chục triệu đồng/tháng, trong khi hiệu quả kinh doanh thấp, chịu không nổi.

Lại lo nửa cuối năm

Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, tình hình chung của ngành là lợi nhuận sẽ không thể tăng trong thời gian tới. Vậy nên các doanh nghiệp hiện nay đa phần chỉ làm theo những hợp đồng đã ký, không mặn mà tìm kiếm hợp đồng mới cho các tháng cuối năm.

Với nhiều doanh nghiệp, giá vàng biến động thời gian gần đây làm tăng thêm nỗi lo mặt bằng giá mới có thể được thiết lập, việc kinh doanh sẽ ngày càng khó hơn. Ông Trung, chủ cơ sở sản xuất hàng may mặc tại quận Tân Bình đã nợ ngân hàng gần 300 triệu đồng, vì bù lỗ cho sản xuất kém hiệu quả. Ông theo dõi giá vàng tăng từng ngày mà lo chi phí sản xuất và đời sống sẽ tăng theo. Ông nói: “Tôi đã chú ý từ ba năm gần đây, cứ sau mỗi đợt giá vàng tăng là giá nguyên liệu như dầu thô, hạt nhựa, hoá chất, lương thực… lần lượt lên theo”.

So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hàng may mặc ông Trung làm ra bán cho các chợ, siêu thị đang giảm 20 – 40% tuỳ loại. Tiền lãi thu được trong sáu tháng đầu năm chỉ hơn 20 triệu đồng, tính ra vợ chồng ông Trung đang làm không công. Cơ sở sản xuất của ông Trung đã thu hẹp từ 16 công nhân xuống còn 12, và ông Trung đã tính đến bước: “Nếu chi phí sản xuất tăng lên nữa, tôi sẽ đóng cửa”.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết sáu tháng đầu năm 2011, bộ Công thương cũng đã dự báo trong các tháng tới nền kinh tế tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, lạm phát có thể giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhập siêu cao, tăng trưởng thấp, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập, trong khi lãi suất cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.