Nhật xuống giọng về quá khứ, xoa dịu Hàn Quốc

Nhật Bản sẽ không xem xét việc rút lại lời xin lỗi các láng giềng của mình về những tội ác của Quân đội Hoàng gia thời Thế chiến II, các quan chức chính phủ hàng đầu cho biết hôm thứ Tư (8/5).

Bình luận của phát ngôn viên chính phủ và Ngoại trưởng Nhật đã được đưa ra nhằm xoa dịu những lời chỉ trích của Thủ tướng Shinzo Abe. Trước đó, ông Abe từng tuyên bố sẽ xem xét lại những lời xin lỗi, trong đó có sự thừa nhận về chế độ nô lệ tình dục trong chiến tranh.

Chánh văn phòng Nội các, Yoshihide Suga cho biết, Nhật Bản nhận ra những hậu quả mà nước này đã gây ra trong cuộc xâm lược và chiếm đóng nhiều nước châu Á hồi Thế chiến II, lặp đi lặp lại rằng Nhật Bản ghi nhận rõ quan điểm này.

"Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ lời chia buồn chân thành đến tất cả các nạn nhân của chiến tranh, trong và ngoài nước, và không có thay đổi nào về điều đó", ông Suga nói với các phóng viên, "Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng chúng tôi không có ý định biến việc này thành một vấn đề về ngoại giao và chính trị, nhưng tôi e rằng điều này có thể không được hiểu đầy đủ".

Ông Suga đã trả lời một câu hỏi về một nhận xét trong tuần này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, xuất hiện trong một bài báo của tờ  The Washington Post, khẳng định rằng Nhật Bản nên sửa chữa các quan điểm của mình về lịch sử chiến tranh.

Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida cũng đã lặp lại những nhận xét của ông Suga. "Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận sự thật của lịch sử trong một tinh thần khiêm nhường, một lần nữa chúng tôi bày tỏ cảm xúc hối hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành, và bày tỏ cảm xúc tang thương sâu sắc tới tất cả các nạn nhân, cả trong và ngoài nước," ông nói với các phóng viên. "Và Thủ tướng Abe chia sẻ quan điểm tương tự".

Nhật xuống giọng về quá khứ, xoa dịu Hàn Quốc - ảnh 1
Đền Yasukuni - Ngôi đền gây tranh cãi và là biểu tượng chính cho những căng thẳng về lịch sử giữa Nhật và Trung Quốc, Hàn Quốc

Trung Quốc và Hàn Quốc đã phản ứng gay gắt với các sự kiện quốc gia và phát biểu gần đây, bao gồm cả chuyến thăm của một vài bộ trưởng chính phủ Nhật Bản và gần 170 nhà lập pháp đã đến đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tưởng niệm 2,3 triệu lính Nhật đã chết trong chiến tranh, trong đó có 14 nhà lãnh đạo đã từng bị kết án về tội ác chiến tranh. Hận thù tranh chấp lãnh thổ đã căng thẳng hơn nữa quan hệ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng.

Chỉ trong hai thập kỷ qua đã Nhật Bản thừa nhận nhiều hành động tàn bạo trong quá khứ, bao gồm cả tội ác y tế, sử dụng các khí độc và buộc phụ nữ ở các quốc gia bị chiếm đóng trong chiến tranh thành nô lệ tình dục - một di sản đã ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng cho đến ngày nay.

Abe, người đang nắm quyền ở một chính phủ bảo thủ sau chiến thắng bầu cử vào tháng 12/2012, trước đó đã có chủ trương sửa đổi một tuyên bố năm 1993 của Thủ tướng lúc đó là Yohei Kono bày tỏ sự hối hận về sự đau khổ gây ra cho các nạn nhân nô lệ tình dục của quân đội Nhật.

Hôm thứ Ba, ông Suga thừa nhận một bình luận của cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Thomas Schieffer, người báo cáo cho biết sửa đổi "Tuyên bố Kono" có thể sẽ gây tổn hại cho quan hệ Nhật Bản-Mỹ. "Về tuyên bố Kono, chúng tôi đã không bao giờ nói chúng tôi đang xem xét lại" ông Suga cho biết.

Kể từ khi nhậm chức, ông Abe đã nói rằng ông muốn để những vấn đề lịch sử thuộc về lịch sử và tránh bình luận. Tuy nhiên, ông đã đặt câu hỏi về ý nghĩa của từ "xâm lược" và đề nghị nội các của ông không nhất thiết phải thông qua tất cả lời xin lỗi năm 1995 của cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama, vốn được xem là biểu hiện chính của sự hối hận Nhật Bản về quá khứ chiến tranh và thuộc địa của nó.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !