Nhật Bản: Trung Quốc đã “đi quá đà” tại biển Đông
Nhật Bản: Trung Quốc đã “đi quá đà” tại biển Đông
Đâu phải thời Chiến quốc
Sợ Mỹ gây "chiến tranh lạnh", Trung Quốc gạ gẫm Úc kết thân
Philippines: "Trung Quốc ngày càng hống hách"
Trung Quốc đã "đi quá xa" về vấn đề biển Đông |
Tờ báo cho biết, có thể Bắc Kinh muốn thông qua tuyên bố này để đáp lại việc Việt Nam thông qua Luật Biển, nhưng những hành động gần đây của Bắc Kinh đã “đi quá xa”. Chủ trương “vùng nước mang tính lịch sử hoặc quyền lợi mang tính lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra gặp nhiều sự phản đối, bác bỏ. Mà “vùng nước mang tính lịch sử” có nghĩa là vùng nước thuộc Trung Quốc mà các nước khác không được “tự do đi lại”. Đó chính là điều mà Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ thực hiện trong nay mai.
Rõ ràng là Trung Quốc không màng đến cảm nhận của các nước Đông Nam Á, cũng như không màng đến việc Mỹ thúc đẩy Trung Quốc tuân thủ trật tự hiện có và luật pháp quốc tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục những hành động đơn phương, từ chối sự hòa giải của bên thứ ba.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và ông Campbell, trợ lý ngoại trưởng về vấn đề Đông Á, gần đây thường xuyên công du các nước Đông Nam Á. Nói như ông Campbell thì “Washington muốn để khu vực cảm thấy sự hiện diện của Hoa Kỳ”.
Nhưng những động thái mới của Trung Quốc gần đây sẽ khiến cho việc đạt được một nguyên tắc chung mang tính ràng buộc cho những hành động trên biển Đông càng trở nên khó khăn hơn. Rất có thể, vì việc này mà Trung Quốc sẽ có những mẫu thuẫn chính trị với Mỹ và một số nước Đông Nam Á, điều này sẽ khiến các nước Đông Nam Á nghiêng về phía Mỹ nhiều hơn.
Tờ báo Nhật Bản cho hay, trên cơ sở những ảnh hưởng to lớn của hành động này của Trung Quốc, có thể khiến ta phải suy nghĩ một số vấn đề. Đó là, tại sao Trung Quốc lại hành động như vậy vào thời điểm này? Có phải điều này liên quan đến đợt bầu cử lãnh đạo Trung Quốc sắp tới không? Hay là phe quân sự chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đang chiếm ưu thế? Phải chăng tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc đã quyết không “giấu mình” nữa?
Cho dù động cơ của Bắc Kinh là gì đi nữa, thì hành động này càng khiến tình hình khu vực thêm phức tạp. Tất nhiên Trung Quốc có quyền “trỗi dậy” phát triển, nhưng những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy ý đồ của Bắc Kinh nhằm thay đổi trật tự trong khu vực và quốc tế.
Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ thay đổi chính sách ngoại giao và quốc phòng đối với khu vực châu Á là để hạn chế sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn “lấy lòng” các quốc gia Đông Nam Á. Philippines hoan nghênh sự chuyển đổi chính sách của Mỹ, nhưng các quốc gia khác không hẳn đã muốn như vậy, họ lo ngại sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị trong khu vực, làm tăng sự bất ổn và ảnh hưởng không tốt đến chính trị và an ninh tại các quốc gia Đông Nam Á.
Rất có thể, các nước Đông Nam Á sẽ bị cuốn vào trong cuộc chạy đua ảnh hưởng về chính trị, văn hóa (thậm chí là cả quân sự) giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hòa Phong