Nhật Bản “thô lỗ”, Trung – Hàn nổi giận
Động thái của Nhật Bản được hệ thống hóa bằng cuốn Sách trắng Quốc phòng được công bố hồi đầu tuần trước, cũng đặt ra câu hỏi về liên minh Tokyo – Washington trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, các chuyên gia cho biết.
Sách trắng Quốc phòng 2013 của Nhật Bản phần nào thể hiện rõ những quyết tâm xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh có khả năng tấn công của Thủ tướng Shinzo Abe - người có lập trường cứng rắn trong mối quan hệ với các quốc gia láng giềng. |
Ngay lập tức, các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có liên quan đã nhanh chóng phản ứng với Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong một nhận xét tổng thể, bản thân Tokyo cho rằng việc cung cấp những đánh giá thẳng thừng như vậy là bởi vì lợi ích tốt nhất cho khu vực. Ngược lại, dư luận quốc tế cho rằng nó đánh dấu sư thay đổi trong chiến thuật tạo bối cảnh cho những thay đổi lớn trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản, dù nó chưa hoàn toàn rõ ràng.
Trung Quốc – mối đe dọa lớn
Ngày 9/7, trong một phần của Sách trắng quốc phòng hàng năm, Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc “nhanh chóng mở rộng và tăng cường các hoạt động hàng hải của mình… tham gia vào các hành vi nguy hiểm có thể làm phát sinh tình huống khẩn cấp”, và cố gắng để “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, dựa trên sự khẳng định sức mạnh của mình”, cho rằng hành động kêu gọi của Trung Quốc là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Nhật Bản đã mô tả nhiều chi tiết cụ thể “kết tội” Trung Quốc trong Sách trắng. Ví dụ, Nhật Bản cho rằng việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh, và việc củng cố các lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc là nỗ lực để ngăn chặn hoạt động của các đối thủ. Sách trắng cũng đề cập đến các hành động "nguy hiểm", chẳng hạn như sự cố trong tháng Giêng khi một tàu Trung Quốc khóa radar kiểm soát hỏa lực của nó trên một tàu khu trục của Nhật Bản.
Tâm điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản chính là sự tranh chấp chủ quyền đối với một số hòn đảo không có người ở trong vùng biển Hoa Đông có tên là Senkaku/Điếu Ngư. Tranh chấp bùng nổ kể từ khi Nhật Bản muốn quốc hữu hóa quần đảo này, khiến cho Trung Quốc trở nên điên cuồng và giận dữ.
Các con số đáng chú ý khác có trong Sách trắng như Trung Quốc đã 41 lần “xâm nhập” vào vùng biển do Nhật Bản kiểm soát hay máy bay chiến đấu Nhật Bản đã hơn 300 “quần thảo” trên không chống lại máy bay của Trung Quốc cho tới cuối tháng Ba vừa qua.
Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản “thổi phồng cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc và tạo ra căng thẳng trong khu vực để đánh lừa dư luận quốc tế”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
Về phía Hàn Quốc, chính phủ nước này tỏ ra nổi giận với những công bố trong cuốn Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2013. Trong khi 2 nước đang bất hòa về quyền sở hữu một vài đảo nhỏ và các mỏm đá, nơi mà Nhật Bản gọi là Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo. Seoul phản đối mạnh mẽ khẳng định của Tokyo về chủ quyền các hòn đảo, kêu gọi Nhật Bản phải từ bỏ nó và không được tuyên bố như vậy trong tương lai, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình.
Lập trường của Nhật Bản
Mỹ - Nhật tập trận chung trên biển |
Các nhà phân tích cho rằng Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản đang chuẩn bị nền tảng cho một thế trận quốc phòng cứng rắng hơn, được thúc đẩy bởi Thủ tướng Shinzo Abe. Hiện ông Abe đang tìm kiếm tăng cường lực lượng để bảo vệ chuỗi đảo phía nam của Nhật Bản và khả năng tấn công phủ đầu các đối thủ tiềm tàng. Ông Abe cũng muốn thay đổi hiến pháp để cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tập tự vệ, hiện đang bị hạn chế bởi Điều 9 “hòa bình” mà Mỹ đã áp đặt kể từ sau Thế chiến thứ II.
Narushige Michshita, Giám đốc an ninh và Chương trình Nghiên cứu Quốc tế tại Viện nghiên cứu quốc gia về nghiên cứu chính sách, đã gọi sách trắng là sự rõ ràng, thẳng thừng cần thiết và ổn định. Bằng cách nói rõ mục đích của mình, Nhật Bản có thể làm sáng tỏ quan niệm sai lầm về động cơ của mình và thậm chí thay đổi cuộc tranh luận về quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc, ông Michshita nói. "Trước hết, đây là một quá trình lãnh đạo chính trị," ông nói, "Thứ hai, về mặt nhận thức mối đe dọa, chúng ta đang phải đối mặt với một bước nhảy vọt về những mối đe dọa. Tôi cảm thấy chúng tôi đang được trung thực hơn”.
Ông cũng nói thêm rằng, Nhật Bản đang cố gắng gửi một tín hiệu tích cực đến Trung Quốc, rằng “Nếu Trung Quốc cư xử vô trách nhiệm, sau đó họ sẽ nhận được một các tên xấu”, và khẳng định Tokyo “đang trở nên minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn”.
Mối quan hệ với Mỹ
Mỹ - Nhật luôn đặt mục tiêu tăng cường mối quan hệ đồng minh trong khu vực |
Một câu hỏi quan trọng là liệu những thay đổi này sẽ tăng cường liên minh an ninh Mỹ-Nhật Bản hay không?
Một yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh là Điều 5 trong cam kết của Mỹ để bảo vệ Nhật Bản. Nhật Bản nên thoát ra khỏi ràng buộc này, ít nhất Nhật Bản có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn đối với Hoa Kỳ. Mỹ đang phải đối mặt với sự cô lập và cắt giảm ngân sách, điều này thúc giục Nhật Bản phải tăng cường phòng thủ tập thể lẫn khả năng tự vệ của quốc giá, tránh sự phụ thuộc vào Washington.
Điều này rõ ràng là mới mẻ và được Mỹ chào đón, đặc biệt là sự quan tâm tới tính ưu việt của các liên minh an ninh, một quan chức Mỹ thường xuyên tiếp xúc với mối quan hệ Nhật – Mỹ cho biết. Mỹ khuyến khích Nhật Bản làm nhiều hơn để bảo vệ chính mình, tuy nhiên điều này đòi hỏi người lãnh đạo đất nước phải có được sự cương quyết và có tiếng nói, đề cập đến Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Abe đã có những bước đi bảo vệ sự cứng rắn của mình, bảo vệ chủ nghĩa dân tộc và đẩy cao hùng biện chính trị lên những nấc thang căng thẳng mới.
Lập trường mới của Nhật Bản cũng phản ánh những lo ngại sâu sắc rằng Hoa Kỳ đang ngày càng mệt mỏi với những gì được coi là sự bảo vệ “giá rẻ” cho Nhật Bản và Mỹ muốn Nhật Bản đảm nhận nhiều trách nhiệm quân sự hơn. Trong nhiều năm, Mỹ đã chi lên đến 80 tỷ USD để duy trì lực lượng quân sự bảo vệ Nhật Bản ở Thái Bình Dương.