Nhật Bản: Các ngân hàng "đói" người vay

Khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố kế hoạch tài chính nhằm thúc đẩy nền kinh tế ra khỏi 2 thập kỷ trì trệ, nó cũng đã buộc các ngân hàng trong nước phải đi tìm các đối tượng khách hàng khác “đói tiền” hơn chính chính phủ của mình.

Kể từ cuối những năm 1990, các ngân hàng ở Nhật đã dựa vào sự gia tăng mua trái phiếu chính phủ nước này (JGBs) để bù đắp cho việc giảm nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp sợ rủi ro và khách hàng vay cá nhân.

Trong suốt 4 cuộc suy thoái kể từ năm 2000 đến nay, chiến lược này vẫn tiếp tục được áp dụng, cung cấp một nơi ẩn náu an toàn cho các ngân hàng Nhật thoát khỏi làn sóng các khoản tiền gửi. Lợi nhuận từ việc mua trái phiếu chính phủ đã chiếm hơn 10% lãi gộp của 3 ngân hàng cho vay lớn nhất nước khi kết thúc năm tài chính vào tháng 3/2012.

Nhưng hiện nay, ngân hàng trung ương Nhật Bản đang theo dõi để chuẩn bị mua đến 70% trái phiếu chính phủ được phát hành mỗi tháng, điều cực đoan là BoJ sẽ khoanh các ngân hàng thương mại ra khỏi việc kinh doanh trái phiếu, các nhà phân tích và các ngân hàng cho biết.

Nhật Bản: Các ngân hàng
Haruhiko Kuroda - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Vừa mới nhậm chức, ông đã tuyên bố một chương trình thúc đẩy kích cầu kinh tế với gói tài chính trị giá 1,4 nghìn tỷ USD khiến thị trường tài chính toàn cầu bị sốc.

Kết quả là các ngân hàng thương mại Nhật Bản không thể tránh khỏi áp lực buộc phải tìm kiếm nguồn khách hàng cho vay nhiều hơn. “Nới lỏng tiền tệ làm tổn thương kinh doanh ngân hàng, buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay. Điều đó giúp khuyến khích khách hàng tới các ngân hàng cho vay nhiều hơn”, một giám đốc điều hành một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cho biết.

Giám đốc điều hành giấu tên này còn cho biết: “Đó là một thời gian khó khăn đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi phải chịu đựng với hy vọng rằng các chính sách tăng trưởng của chính phủ sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn”.

BoJ đã khiến các nhà đầu tư choáng váng khi một tuần trước đây đã đưa ra một gói kích thích tiền tệ làm bùng nổ cả thế giới, với khoản tiền hơn 1,4 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế Nhật trong vòng chưa đầy 2 năm.

Nếu khoản kích cầu được tung ra và đạt hiệu quả như chính phủ mong muốn, nền kinh tế sẽ đạt được một tốc độ tăng trưởng cao hơn, các ngân hàng Nhật Bản sẽ trở thành một liên kết quan trọng giữa chính sách tiền tệ và nền kinh tế. Tuy nhiên, các hộ gia đình và doanh nghiệp Nhật Bản bị ám ảnh bởi những năm giảm phát liên tục, tiếp tục tránh xa việc vay nợ, các ngân hàng sẽ phải tìm kiếm bến đỗ cho số tiền hàng trăm tỷ USD để thu lãi tiền gửi.

Cho vay làm giảm lợi nhuận

Kết thúc tháng 3/2012, 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản kiếm được khoảng 5,8 tỷ USD từ kinh doanh trái phiếu chính phủ. Con số này đã tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, doanh thu cùng kỳ từ việc cho vay giảm xuống 9%.

Nhật Bản: Các ngân hàng

Con số vẫn suy giảm mặc dù đã có một sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc cho vay nước ngoài. Năm ngoái, 3 ngân hàng hàng đầu đã thành lập một đoàn theo dõi các nguồn tài trợ các nhu cầu của các công ty Hàn Quốc muốn xây dựng nhà máy sản xuất chip và dây chuyền lắp ráp tự động ở nước ngoài.

Kết quả là các khoản vay từ Hàn Quốc tăng lên gần 30%, ở mức 13 tỷ USD, mức tăng phần trăm rất lớn nhưng lại là quá nhỏ để bù đắp nhu cầu cho vay ế ẩm ở trong nước.

Vấn đề là trong hơn 15 năm qua, lĩnh vực ngân hàng ở Nhật đã đi lạc quá xa với vai trò truyền thống của nó là chuyển các khoản tiền gửi thành các khoản tiền cho vay. Vào năm 2000, số lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng vượt cả các khoản vay khi mà các công ty và các hộ gia đình lựa chọn việc gửi tiền mặt với lý do có sự bi quan sâu sắc về sự phát triển trong tương lai.

Từ năm 2001 tới năm 2006, khi BoJ tung ra thử nghiệm đầu tiên trong chính sách nới lỏng định lượng, dư nợ cho vay ở các ngân hàng giảm gần 10%. Đáp lại, các ngân hàng đã đẩy mạnh việc kinh doanh JGB của họ.

Tín hiệu đi vay bắt đầu phục hồi

Trong 2 thập kỷ qua, cán cân trái phiếu JGB của khu vực ngân hàng đã tăng lên gấp 5 lần, tương đương với 1,6 nghìn tỷ USD, theo số liệu từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Sự thay đổi này tương đương với GDP của Úc.

Có một số dấu hiệu cho thấy người đi vay ở Nhật đang thận trọng quay trở lại. Dư nợ cho vay của các ngân hàng lớn đã giảm 37 tháng liên tiếp cho đến tháng 12/2012, tuy nhiên các khoản vay bắt đầu tăng lên từ đầu năm nay, khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với lời hứa sẽ kết thúc giảm phát với chính sách tiền tệ tích cực và các cải cách khác.

Ngân hàng Sumitomo Mitsui, đơn vị cốt lõi của Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui, cho biết dư nợ cho vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lần đầu tiên trong 5 năm vào tháng Hai và tháng Ba. "Chúng tôi cảm thấy cho vay trong nước đang chạm đáy", Takeshi Kunibe, chủ tịch của SMBC và là Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Nhật Bản, cho biết trong một cuộc phỏng vấn báo chí gần đây. Ngân hàng lớn thứ 3 Nhật Bản này cho biết mức cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng lần đầu tiên trong 8 năm trong năm nay.

“Đã có những dấu hiệu về dấu hiệu thúc đẩy trong nhu cầu vay vốn”, Toyoki Sameshima, nhà phân tích tại Công ty chứng khoán BNP ở Tokyo cho biết.

Đồng thời, sự nới lỏng triệt để của BoJ đã tạo ra áp lực lớn lên lĩnh vực cho vay trong nước vốn đã rất mỏng manh. Lãi suất bình quân trên các hợp đồng cho vay trong một năm đã giảm xuống còn 0,942% trong tháng Hai, mức thấp nhất kể từ khi ngân hàng trung ương bắt đầu thu thập dữ liệu kể từ năm 1993.

Các tập đoàn lớn đang bỏ qua các ngân hàng để tận dụng lãi suất thấp hơn và các nhà đầu tư giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong tháng Tư, Công ty ô tô Nissan và Tập đoàn NTT có kế hoạch tăng vốn lên khoảng 100 tỷ yên thông qua phát hành trái phiếu. Một giám đốc điều hành cấp cao của Ngân hàng Nhật Bản giấu tên đã nhận định việc này "giống như việc tìm kiếm nước uống trong đất khô".

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !