Nhật - Ấn “bắt tay” thay đổi cán cân an ninh châu Á

Trong lúc Trung Quốc ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Trung Á đồng thời hung hăng hơn trong các cuộc tranh chấp chủ quyền, mối quan hệ Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng thân thiết. Thông qua mối quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ sẽ giúp làm thay đổi cán cân sức mạnh tại các vùng biển châu Á.

Ngày 30/11 vừa qua, Nhật Hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đã có chuyến thăm chính thức Ấn Độ, một chuyến thăm lịch sử biểu tượng cho tầm quan trọng của mối quan hệ Nhật - Ấn. Sự kiện này diễn ra 6 tháng sau khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh có chuyến thăm Tokyo. Tại Tokyo, ông và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết định nâng cấp quan hệ Nhật - Ấn lên mức "đối tác chiến lược".

Nhật - Ấn “bắt tay” thay đổi cán cân an ninh châu Á - ảnh 1

Một lính đặc nhiệm Ấn Độ đứng gác trước chuyến thăm của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tới Khu vườn Lodhi ở New Delhi ngày 1/12.

Do bị Trung Quốc và Nga “phong tỏa” nên Ấn Độ không thể phát triển quan hệ chiến lược với các quốc gia vùng Trung Á và đang khá cô lập. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng về kinh tế với các quốc gia ASEAN và Bắc Kinh liên tục có lối hành xử quyết liệt và tăng cường hiện diện hải quân trên Biển Đông hay Đại Tây Dương, New Delhi bắt đầu xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Tokyo để khỏi một lần nữa bị cô lập ở Đông Nam Á. Nếu Ấn Độ có mối quan hệ đồng minh hàng hải phù hợp và hành động để thể hiện năng lực hải quân của mình trên Biển Đông, nước này sẽ có thể đóng vai trò thay đổi môi trường an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương.

Ấn Độ có vị trí địa lý thuận lợi để thể hiện năng lực của mình ở Đông Nam Á, thông qua các đảo Andaman và Nicobar của nước này, nằm sát eo biển Malacca chiến lược. Port Blair, thủ phủ của Andaman và Nicobar, là nơi Ấn Độ đặt một căn cứ hải quân lớn và là nơi đặt trụ sở Tư lệnh Andaman và Nicobar (ANC). Căn cứ không hải quân Baaz của ANC được đặt tại cực nam đảo Nicobar lớn, chỉ cách đảo Sumatra của Indonesia khoảng 90km và “khống chế” kênh 6 độ, tuyến đường biển chính đi tới eo Malacca.

Năng lực hải quân của Ấn Độ thể hiện trên Biển Đông đã khiến New Delhi trở thành một đối tác hấp dẫn đối với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí. Từ năm 2003, Công ty dầu khí nhà nước ONGC Videsh Limited (OVL) của Ấn Độ đã bắt đầu hoạt động khai thác khí tự nhiên ởvùng biển ven bờ của Việt Nam.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vào tháng 10/2012, OVL và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) kí một hợp đồng trong 3 năm, mở rộng hoạt động khai thác và sản xuất năng lượng ngoài khơi Việt Nam. Trung Quốc nhìn nhận các dự án năng lượng của Ấn Độ ở vùng biển của Việt Nam là mối đe dọa trực tiếp tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển đó và gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

Tháng 12/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố phản đối hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Thông báo này được đưa ra nhằm đáp trả tuyên bố của Đô đốc hải quân Ấn Độ khẳng định bảo vệ lợi ích của Ấn Độ ở vùng biển thuộc về Việt Nam. Đề cập rõ tới các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam do OVL khai thác, vị Đô đốc này tuyên bố Ấn Độ sẵn sàng đáp trả bất kì mối đe dọa nào tới lợi ích của nước này trên Biển Đông. 

Hồi tháng 6/2012, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, với sự tham gia của 4 tàu hải quân Ấn Độ. Khi các cuộc tập trận chung diễn ra thường xuyên, giúp nâng tầm quan hệ được nâng lên mức chiến lược, Ấn Độ sẽ có thể hợp tác với Nhật Bản, Mỹ và Australia để xây dựng mối quan hệ đối tác 4 bên mà ông Abe gọi là “Hình thoi an ninh dân chủ của châu Á”.

Để làm được điều đó, Ấn Độ sẽ phải thay đổi chiến lược “tránh thân” Mỹ và Australia của mình. Từ trước tới nay, New Delhi vẫn duy trì chính sách trung lập chiến lược, giữ giọng điệu hòa giải với Bắc Kinh và tránh hợp tác với những liên minh đối trọng của Trung Quốc.

Tháng 3/2012, Thủ tướng Singh tiếp tục đi theo đường lối này. Tại Hội nghị thượng đỉnh Seoul, ông Singh đã tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của chiến lược an ninh tập thể nhằm kiềm chế Trung Quốc và khẳng định lập trường của Ấn Độ là trung lập giữa Washington và Bắc Kinh.

Nhật - Ấn “bắt tay” thay đổi cán cân an ninh châu Á - ảnh 2
Nhật Hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko cùng vợ chồng Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi hôm 30/11.

Nhưng đối mặt với một Trung Quốc ngày càng tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Nam Á, Ấn Độ dường như đã thay đổi định hướng và liên kết với một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng Năm vừa qua, Thủ tướng Singh đã nói về sự cần thiết phải cải thiện “an ninh hàng hải ở các khu vực nối liên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương” và khẳng định Nhật Bản là “đối tác tất yếu và không thể thiếu được đối với công cuộc duy trì ổn định và hòa bình của chúng tôi”.  

Tại hội nghị ngày, Ấn Độ cũng đã quyết định mua máy bay đổ bộ US-2 của Nhật Bản. Mặc dù loại máy bay đổ bộ này không có năng lực tấn công nhưng có thể được bổ sung thêm năng lực chống tàu ngầm. Quan trọng hơn cả, US-2 có thể được chuyển sang để chở quân. Hợp đồng bán US-2 cho Ấn Độ là hợp đồng xuất khẩu quan trọng nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tới một cường quốc châu Á.

Sau chuyến thăm của Nhật Hoàng, dự kiến Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tới New Delhi vào tháng 1/2014 và sẽ vinh dự trở thành khách mời quan trọng nhất của Lễ duyệt binh chào mừng ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Kết quả của cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông Abe và ông Singh sẽ là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ bắt đầu gia nhập vào liên minh các quốc gia châu Á dân chủ, giúp thúc đẩy tự do thương mại và trật tự chính trị trong khu vực. 

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !