Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ

Sau khi di dời đến nơi an toàn để tránh lũ, người dân nhiều khu vực ở Bình Định trở về dọn dẹp nhà cửa khi bùn đất bủa vây.

Sáng 1/12, sau nhiều ngày bị lũ bủa vây, một số khu vực tại Bình Định nước bắt đầu rút dần, người dân nhiều khu vực trũng thấp trở về nhà sau khi được đưa đến nơi cao ráo tránh lũ giữa bùn đất ngổn ngang.

Bà Lê Thị Tâm (thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, Bình Định) thoăn thoắt chà rửa đống chén đũa, bàn ghế bị nước ngập 2 ngày. Bà Tâm cho biết từ rạng sáng nay trời đã bắt đầu hết mưa, nước rút dần.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 1

Một số vùng tại Phước Nghĩa, Tuy Phước nước vẫn còn bủa vây. Người dân tranh thủ dọn dẹp nhà cửa giữa ngổn ngang bùn đất.

"Cả nhà 5 người cùng nhau lau dọn bàn ghế, tủ lạnh, quét dọn nhà cửa từ tờ mờ sáng nhưng đến giờ vẫn chưa xong", bà Tâm thở dài nói.

Tại thị trấn Tuy Phước, nước lũ đã rút khỏi nhà dân, chỉ còn ngập một số tuyến đường. Rất nhiều gia đình hối hả dọn dẹp nhà cửa, hàng quán sau nhiều ngày bị nước lũ bao vây.

Tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước), mặc dù nước đã rút dần nhưng nhà cửa người dân vẫn còn ngổn ngang bùn đất.

"Nhiều ngày nay nhà tôi ngập sâu trong nước. Một số tài sản như tủ lạnh, xe máy không kịp di dời đến nơi cao hơn nên bị ngập nặng, gây hư hỏng. Do phía sau nhà thấp hơn phía trước, nước bị ứ đọng không thoát được nên hai vợ chồng ông phải múc từng thau nước đổ ra ngoài", ông Lê Phước Tuấn (46 tuổi, thôn Quảng Vân) ngao ngán.

Các xã Phước Nghĩa, Phước Hòa... là những vùng bị ngập nặng nhất của huyện Tuy Phước. Đến trưa 1/12, nước lũ vẫn còn ngập sâu khiến giao thông bị ngưng trệ, người dân phải dùng thuyền nhỏ hoặc ghe di chuyển.

Tại nhà ông Trương Quốc Tâm, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, hàng loạt xe máy của người dân được đưa đến sửa chữa sau nhiều ngày ngâm nước.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, sau khi nước rút, tỉnh đề nghị các địa phương huy động tối đa phương tiện để khai thông cống rãnh, đường sá và hỗ trợ nhân dân khắc phục lũ lụt. Ngành y tế phải vào cuộc để đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân.

Một số hình ảnh PV ghi nhận tại Bình Định:

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 2

Người dân tại thị trấn Tuy Phước tranh thủ lau dọn đồ đạc sau nhiều ngày bị nước lũ bủa vây.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 3

Nhà cửa bị ngập nước nhiều ngày, việc lau dọn gặp nhiều khó khăn.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 4

Nhiều gia đình phải về dọn dẹp lại nhà cửa giữa bùn đất bủa vây.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 5

Đồ đạc, vật dụng bị hư hỏng sau nhiều ngày ngập nước.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 6

Người dân đưa nông sản trở về nhà sau khi được di dời đến nơi cao hơn để tránh lũ.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 7

Người dân ở trung tâm thị trấn Tuy Phước dọn dẹp đường sá sau khi bị bùn đất bủa vây.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 8

Chị Bông (Phước Nghĩa, Tuy hước) chở tài sản trở về nhà sau nhiều ngày dời đến nơi cao ráo tránh lũ.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 9

Huyện Tuy Phước hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân vùng ngập lụt Phước Nghĩa.

Nhà cửa ngổn ngang bùn đất, người dân bần thần trở về sau lũ 10

Tại một số tuyến đường ở các vùng trũng Phước Nghĩa, Phước Thuận (huyện Tuy hước), nước vẫn còn ngập cao.

Người dân cùng chính quyền hối hả cào đất, thông đường sau vụ sập đồi ở Quảng Nam

Người dân cùng chính quyền hối hả cào đất, thông đường sau vụ sập đồi ở Quảng Nam

Sáng nay, thời tiết tạnh ráo, người dân chung tay cùng với chính quền xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) khẩn trương khắc phục điểm sạt lở do một quả đồi đổ sập vào chiều hôm qua.

Theo baogiaothong.vn

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Đang cập nhật dữ liệu !