Nhà báo Hà Lan công bố “sốc” về tài liệu vụ máy bay MH17 bị bắn rơi
Thông tin trên được nêu trong một tài liệu có tên “Cuộc điều tra MH17 được thực hiện đúng quy trình?” của nhà báo Hà Lan Max van der Werff thực hiện.
Nhà báo Werff đã công bố trên trang web của mình một số tài liệu của Nhóm điều tra chung (SSG), bao gồm một lá thư ngày 21/9/2016 từ Cục Các vấn đề pháp lý của Cơ quan Tình báo Quân đội Hà Lan (MIVD) gửi cho văn phòng công tố nhà nước, theo đó MIVD đã kiểm tra xem “Buk” có liên quan đến vụ tai nạn của chiếc máy bay MH17.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17. Ảnh: RIA. |
Được biết, tài liệu có đề cập đến 11 địa điểm đặt hệ thống tên lửa “Buk”. Trong đó, vào tháng 6 và tháng 7/2014, khi thảm kịch xảy ra, các hệ thống tên lửa “Buk” của Ukraine (đặt tại 8 địa điểm) và Nga (đặt tại 3 địa điểm). Theo các nguồn tin tình báo, tất cả 11 địa điểm này đều cách nơi xảy ra vụ tai nạn ít nhất 66 km và 3 địa điểm đặt tên lửa của Nga được xác định là nằm ở địa phận của Nga.
“Dựa trên dữ liệu này, rõ ràng chuyến bay MH17 đã bay ra khỏi tầm bắn của tất cả các địa điểm đặt tên lửa “Buk” của Ukraine và Nga được triển khai”, tài liệu viết.
Theo Werff, việc quân đội Hà Lan nắm trong tay thông tin chi tiết về các vị trí của hệ thống tên lửa di động “Buk” của Nga (không đặt tại các căn cứ) là điều rất đáng chú ý, trong khi phần lớn tên lửa “Buk” của Ukraine được đặt tại các căn cứ quân sự ở trạng thái không hoạt động.
Hơn nữa, tác giả đặt ra câu hỏi liệu có thể lập luận rằng Kiev cố giữ tên lửa “Buk” ở yên trong căn cứ và không bao giờ trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, Werff còn lưu ý, một tài liệu gửi cho văn phòng công tố, có nêu: “Về vị trí của các hệ thống tên lửa được xác định và tốc độ của chúng có thể di chuyển thì không chắc đó là hệ thống tên lửa “Buk” thuộc sở hữu của Ukraine”.
Ba người Nga và một người Ukraine bị cáo buộc liên quan đến vụ bắn hạ máy bay MH17. Ảnh: RIA. |
Tài liệu cho biết thêm rằng, cơ quan tình báo Hà Lan đã kiểm tra các hệ thống phòng không mặt đất khác có mặt trong khu vực xảy ra vụ tai nạn vào tháng 7/2014, bao gồm các thông số kỹ thuật và vị trí có thể bắn hạ MH17. Nếu như vậy, chúng ta đang nói về các hệ thống phòng không S-300PS Volkhov M-6 của Ukraine, cũng như hệ thống S-300PM2 đang phục vụ cho Nga.
Liên quan đến vấn đề này, tác giả trích dẫn tài liệu như sau: “Tất cả đã xác định S-300PS Volkhov-M6 của Ukraine ở khoảng cách ít nhất 250 km so với điểm va chạm của MH17. Hệ thống S-300PS Volkhov-M6 có tầm bắn tối đa 75 km. Dựa trên điều này, MIVD kết luận rằng hệ thống Volkhov-M6 S-300PS không được sử dụng để bắn hạ MH17”.
Tài liệu cho biết rằng, tổ hợp duy nhất được xác định có tầm bắn đủ xa để bắn hạ chiếc máy bay này là hai hệ thống S-300PM2 của Nga, nằm gần Rostov-on-Don (thành phố miền nam Nga).
Nhà báo Werff phân tích các sự kiện trên kết luận, Cơ quan Tình báo quân đội Hà Lan ngày 21/9/2016 (một tuần trước cuộc họp báo của nhóm điều tra chung) đã không nhận được thông tin từ bất kỳ nguồn tin cậy nào. Khi cho rằng tổ hợp “Buk” đã vượt qua biên giới với Ukraine trong vụ tai nạn.
“Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra ở đầu bài viết này: Cuộc điều tra MH17 được thực hiện đúng quy trình?. Đồng thời, những phân tích tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua, đã dẫn tôi đến nghi ngờ này và nội dung thông tin mới từ những tài liệu trên càng củng cố những nghi ngờ của tôi”, nhà báo Werff kết luận.
Một phần của chiếc máy bay MH17 được ghép lại. Ảnh: RIA. |
Trước đó, ngày 24/5 một nhóm điều tra quốc tế có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân vụ rơi máy bay Boeing của hãng Malaysia Airlines ở khu vực miền đông Ukraine đã xác định rằng tên lửa phòng không “Buk” được cho đã bắn hạ chiếc MH17 là tên lửa của lực lượng vũ trang Nga.
Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia trong khi thực hiện chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17/7/2014 gần Donetsk ở miền đông Ukraine, toàn bộ 298 người thiệt mạng. Kiev cáo buộc lực lượng dân quân đã bắn rơi máy bay, trong khi đó những người này tuyên bố rằng họ không có những thiết bị để bắn máy bay ở độ cao như vậy.
Tháng 6/2019, một cuộc điều tra quốc tế do Hà Lan dẫn đầu về vụ tai nạn máy bay MH17 tuyên bố bắt giữ và truy tố ba công dân Nga có tên Igor Girkin, Sergey Dubinskiy, Oleg Pulatov cùng một người Ukraine là Leonid Kharchenko với cáo buộc có liên quan trực tiếp đến vụ máy bay MH17. Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần gọi những cáo buộc của nhóm điều tra là không có cơ sở và phía Nga nghi ngờ về tính minh bạch của cuộc điều tra. Ngày 9/3, tòa án Hà Lan sẽ xét xử ba người Nga và một người Ukraine trong vụ bắn rơi chuyến bay MH17, làm tất cả 298 hành khách thiệt mạng.