Nguy cơ mất nhà vì sổ đỏ 'bỗng nhiên' chuyển tên con trai chủ nợ

Khoảng 5 tháng sau khi “cắm” sổ đỏ để vay 236 triệu đồng, mảnh đất trị giá hơn 1 tỷ của ông Lực được chuyển nhượng cho con trai bà Phương (chủ nợ) mà ông Lực không hề hay biết. Công an đã vào cuộc điều tra vụ việc.

Vay 236 triệu 'cắm' sổ đỏ, bỗng nhiên có giấy... bán nhà

Ngày 19/6, ông Nguyễn Trọng Lực (trú thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, Đắk Nông) phản ánh ông đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng tố cáo việc bị người khác giả chữ ký trong hợp đồng chuyển nhượng đất.

Theo ông Lực, trong vụ việc chuyển nhượng đất, có trách nhiệm của ông Bùi Đức Thọ (nguyên Chủ tịch) và ông Nguyễn Duy Hòa (cán bộ tư pháp - hộ tịch) của UBND thị trấn Đắk Mil.

Trong đơn gửi cơ quan chức năng, ông Lực trình bày, từ năm 2018 đến nay, ông không ký vào bất kỳ giấy tờ chuyển nhượng đất nào cho gia đình bà Bùi Thị Thanh Phương (ngụ xã Đức Minh, huyện Đắk Mil). Ngoài ra, ông cũng không đến trụ sở UBND thị trấn Đắk Mil để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, vào tháng 6/2020, ông Lực phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có nhà ở) của mình đã được chuyển nhượng, sang tên cho anh Lê Nguyễn Phương Hoài (con trai bà Phương).

{keywords}
Căn nhà của ông Lực hiện có giá thị trường khoảng 1,3 tỉ đồng.

Khi tìm hiểu thêm, ông Lực thu thập được giấy tờ, chứng minh từ ngày 18/4/2019, có người đã mang hợp đồng ra UBND thị trấn Đắk Mil để ký chứng thực mua bán đất của ông. Theo ông Lực, hiện đất của ông thuộc loại đất ở đô thị, nằm trên địa bàn thị trấn Đắk Mil, có diện tích 193m2 và hiện có giá thị trường khoảng 1,3 tỉ đồng.

Ông Lực khẳng định ông không hề đến UBND thị trấn Đắk Mil, không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nhưng, ông Bùi Đức Thọ, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Đắk Mil cùng cán bộ tư pháp là Nguyễn Duy Hòa đã ký, đóng dấu và có lời chứng, chứng thực rằng thời điểm lập hợp đồng chuyển nhượng có mặt cả 2 bên (bên mua và bên bán - PV), các bên tinh thần minh mẫn, tự làm chủ được hành vi của mình.

Ông Lực cho biết, vào tháng 11/2018, ông có nhờ bà Bùi Thị Thanh Phương đáo hạn ngân hàng. Khi nhờ, ông Lực giao cho bà Phương giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bản chính cùng bản phô-tô Chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu. Sau đó, bà Phương không đáo hạn được ngân hàng nên ông Lực viết giấy, vay 236 triệu đồng của người này.

Thế nhưng, sau khi ông Lực phát hiện sổ đỏ của mình đã được sang tên và tố cáo đến cơ quan chức năng thì bà Phương không thừa nhận việc vay nợ nói trên.

“Hiện, bà Phương không thừa nhận tôi vay hơn 200 triệu của bà ấy. Bởi lẽ, nếu thừa nhận việc vay mượn thì đồng nghĩa với việc bà ấy thừa nhận đã giữ sổ đỏ của tôi”, ông Lực nói.

{keywords}
Giấy vay tiền giữa ông Lực với bà Phương nhưng nay bà Phương không thừa nhận.

Trao đổi qua điện thoại, bà Phương khẳng định ông Lực đã trả nợ và sau đó bán nhà đất cho con trai bà.

Đá bóng trách nhiệm

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Duy Hoà, cán bộ tư pháp UBND thị trấn Đắk Mil cho biết, thời điểm xảy ra sự việc đã lâu nên không nhớ rõ ông Lực có đến trụ sở ký giấy chuyển nhượng hay không. Tuy nhiên, ông Hoà thừa nhận chữ ký nháy trong hồ sơ chuyển nhượng là của mình.

Cũng theo ông Hoà, việc ký hồ sơ chuyển nhượng đất phải có mặt các bên và ký trước sự chứng kiến của cán bộ tư pháp. Tuy nhiên, cũng có một số hồ sơ ông Hoà được “sếp” (tức ông Thọ - PV) chuyển đến nhờ ký mà không chứng kiến. Do đó, ông Hoà không nhớ hồ sơ của ông Lực có thuộc trường hợp được "sếp" nhờ hay không.

Ông Hoà thông tin thêm: “Công an đã triệu tập tôi lên làm việc 2 lần liên quan đến vụ việc. Tôi đã trình bày những gì mình biết. Tôi không vụ lợi trong việc này và sẵn sàng chờ kết quả xử lý từ công an”.

Khi trao đổi qua điện thoại về vụ việc, ông Bùi Đức Thọ (nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Đắk Mil, hiện là Phó Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đắk Mil) cho biết, do cán bộ Tư pháp (tức ông Hoà-PV) tham mưu nên ông đã ký xác nhận vào hồ sơ chuyển nhượng đất giữa ông Lực và ông Lê Nguyễn Phương Hoài.

Ông Thọ nói: “Việc này xảy ra từ tháng 4/2019. Đây là giao dịch dân sự anh em tư pháp tham mưu nên tôi ký. Bản thân tôi không quen biết ông Lực cũng như bên mua nên không có vụ lợi trong vụ việc này”.

{keywords}
Ông Lực khẳng định không làm hồ sơ chuyển nhượng đất nhưng UBND thị trấn Đắk Mil vẫn chứng thực.

Một lãnh đạo Công an huyện Đắk Mil cho biết, hiện đơn vị đã tiếp nhận đơn của ông Lực.

"Qua giám định chữ ký lần 1, xác định chữ ký của ông Lực trong hồ sơ chuyển nhượng đất không đúng. Hiện cơ quan điều tra đang cho giám định lần 2 và sẽ có trả lời cho ông Lực”, vị này thông tin.

Có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Theo ý kiến của luật sư Dương Lê Sơn (Đoàn luật sư Đắk Lắk), trong trường hợp giám định mà hồ sơ thể hiện không phải chữ ký của ông Lực thì vụ việc có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Những người có liên quan nếu có vụ lợi để giúp người giả chữ ký trong vụ việc là đồng phạm. Nếu không có vụ lợi thì cũng có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng quan điểm với luật sư Dương Lê Sơn, luật sư Nguyễn Đức Du (cũng thuộc Đoàn luật sư Đắk Lắk) phân tích thêm, để xử lý về hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở vụ việc trên, bên cạnh có hành vi gian dối (giả chữ ký) thì còn phải thỏa mãn yếu tố chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi thực hiện xong việc giả chữ ký để sang tên sổ đỏ và tiếp tục bán, chuyển nhượng nhà, đất cho người khác thì lúc này mới thỏa mãn dấu hiệu phạm tội.

Ông Lực vẫn ở căn nhà của mình nhưng luôn nơm nớp lo mất nhà vì không biết sổ đỏ được sang tên có bị cầm cố, thế chấp hay không.

Trần Nhân

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !